Ứ dịch vòi trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ứ dịch vòi trứng là bệnh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có thể gây hậu quả vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

1. Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng

Theo các bác sĩ, chuyên gia sản khoa có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ dịch vòi trứng ở phụ nữ. Khi biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng phù hợp và hiệu quả hơn. Cụ thể có thể đề cập đến một số nguyên nhân phổ biến gây ứ dịch vòi trứng là:

  • Nữ giới đã có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như: Viêm âm đạo, viêm vùng chậu do nhiễm Chlamydia, viêm vòi trứng, viêm dính vòi trứng, lạc nội mạc tử cung
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh, không an toàn
  • Không vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ trước và sau quan hệ hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật cơ quan sinh dục đặc biệt là phẫu thuật vòi trứng
  • Nữ giới bị các bệnh lây qua đường tình dục, viêm ruột thừa vỡ

...

Bị chảy dịch vàng từ vùng kín khi mang thai có sao không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ứ dịch vòi trứng ở nữ giới

2. Triệu chứng ứ dịch vòi trứng

Tình trạng ứ dịch vòi trứng khá khó phát hiện, các biểu hiện triệu chứng của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cần chú ý đến các triệu chứng sau để đi khám phát hiện bệnh sớm nhất có thể:

  • Đau bụng vùng dưới hoặc đau khắp ổ bụng, có thể có tiết dịch âm đạo
  • Đau bụng âm ỉ, hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, đôi khi đau cả ổ bụng. tình trạng đau nặng thêm khi gần kỳ kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt ra quá nhiều
  • Khó khăn trong việc có thai
  • Một số biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, dịch âm đạo ra nhiều, hay đau sau quan hệ...

Các triệu chứng nói trên không khẳng định hoàn toàn rằng chị em bị ứ dịch vòi trứng. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện trên cần đi khám sản phụ khoa, xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để có kết luận chính xác tình trạng sức khỏe của mình và có định hướng điều trị phù hợp.

3. Chẩn đoán ứ dịch vòi trứng

Dựa trên các triệu chứng ứ dịch vòi trứng kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán ứ dịch vòi trứng phù hợp. Trong đó có:

  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung bằng cách đưa nước muối sinh lý và khí vô trùng qua cổ tử cung để dễ dàng quan sát các cơ quan sinh sản nhằm phát hiện bất thường hay tình trạng tắc nghẽn tại đây.
  • Siêu âm giúp phát hiện ứ dịch vòi trứng.
Siêu âm tử cung
Siêu âm giúp phát hiện và chẩn đoán ứ dịch vòi trứng

  • Chụp x quang buồng tử cung và vòi trứng để chẩn đoán phát hiện tắc nghẽn ống dẫn trứng bằng cách đưa thuốc cản quang và âm đạo, cổ tử cung của bệnh nhân trước khi thực hiện chụp x quang.
  • Nội soi giúp bác sĩ thấy được các cơ quan, loại bỏ trực tiếp dịch ứ đọng và các tổn thương khác. Đồng thời, giúp định lượng các tổn thương khác ở vùng chậu có thể là nguyên nhân gây vô sinh như lạc nội mạc tử cung.

4. Điều trị ứ dịch vòi trứng

Nữ giới sau khi kết luận bị ứ dịch vòi trứng, tùy vào tình trạng hoàn cảnh sẽ có chỉ định điều trị phù hợp và kịp thời khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn điều trị cho bệnh nhân bằng các phương pháp phù hợp.

4.1 Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng

Phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng bị ảnh hưởng. Với phương pháp này, vòi trứng sẽ được cắt đi toàn bộ chiều dài.

Phương pháp này thường không được các bác sĩ khuyến khích bởi phẫu thuật sẽ có thể gây tổn thương mạch máu nuôi buồng trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng, giảm khả năng mang thai. Bên cạnh đó phẫu thuật cũng giúp loại bỏ các mô sẹo hoặc chất dính khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu ứ dịch vòi trứng do lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể loại bỏ mô nội mạch tử cung tăng trưởng bất thường.

Nếu viêm vùng chậu là nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng bệnh nhân có thể điều trị kháng sinh.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm amidan
Bệnh nhân có thể tự điều trị bằng kháng sinh nếu ứ dịch vòi trứng do viêm

4.2 Chích xơ

Ngoài ra phương pháp hiệu quả điều trị ứ dịch vòi trứng là chích xơ. Người bệnh sẽ được hút chất lỏng ứ dịch trong buồng trứng ra bằng kim, sau đó tiêm thuốc chuyên biệt để ngăn dịch tích tụ lại. Đây là cách điều trị giúp chị em phục hồi nhanh hơn so với phẫu thuật, và ít biến chứng ảnh hưởng nhưng theo các bác sĩ cho rằng, với cách điều trị này khả năng tái phát trở lại cũng cao.

4.3 Mổ nội soi

  • Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng, ống dẫn trứng: Bác sĩ tiến hành thông ống dẫn trứng dưới sự hướng dẫn của nội soi, giúp loại bỏ những mẫu mô vụn và tách những chỗ dính trong lòng ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật nội soi gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng: Được áp dụng cho những trường hợp ống dẫn trứng bị dính do viêm nhiễm, dễ dẫn đến thai ngoài tử cung thì bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt nong, gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng để đảm bảo tinh trùng và trứng có thể lưu thông bình thường mà không bị mắc kẹt lại.

Sau khi mổ thông tắc, gỡ dính vòi trứng, bệnh nhân nên để tự nhiên trong vòng 3 tháng, nếu không được mới lên kế hoạch điều trị hiếm muộn. Để hạn chế nguy cơ biến chứng gây vô sinh ở nữ giới, chị em cần khám sản phụ khoa định kỳ tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan