Điều trị viêm âm đạo thế nào?

Viêm âm đạo không còn là một trong những bệnh xa lạ ở phái đẹp và dường như ai cũng sẽ được căn bệnh này ghé thăm một lần trong đời. Điều trị viêm âm đạo dùng thuốc gì chính là điều mà các chị em phụ nữ quan tâm. Bài viết này Vinmec sẽ chia sẻ những cách điều trị viêm âm đạo, cũng như trả lời cho câu hỏi điều trị viêm âm đạo uống thuốc gì nhé.

1. Viêm âm đạo là gì?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ viêm âm đạo là viêm ở vùng nào, các cơn đau ra sao và biểu hiện như thế nào?

Âm đạo là bộ phận hình ống, được xem như cầu nối giữa âm hộ với tử cung của người phụ nữ. Đây được xem là bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới và cũng rất dễ bị viêm nhiễm trong sinh hoạt hằng ngày bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo của nữ giới bị ngứa, dịch âm đạo có thể ra nhiều hơn và có thay đổi về màu hoặc mùi. Trong bệnh lý viêm âm đạo, dịch âm đạo thường sẽ nhiều hơn bình thường, mùi hôi và màu trắng đục hoặc vàng. Viêm âm đạo có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.

Viêm âm đạo là bệnh khá dễ nhận biết bởi một số triệu chứng sau đây

  • Dịch âm đạo thay đổi về lượng, màu và mùi (trước đây chưa có)
  • Ngứa tại chỗ hoặc có cảm giác bị kích ứng (đau, viêm, rát thỉnh thoảng)
  • Đi tiểu sẽ có cảm giác rát và buốt
  • Đau nhiều khi quan hệ tình dục
  • Tình trạng viêm nặng có thể xuất hiện chảy máu nhẹ

2. Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu đáp ứng điều trị nghiêm ngặt cộng với việc vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách thì viêm âm đạo rất dễ điều trị và nhanh khỏi. Nhưng với chế độ sinh hoạt không lành mạnh, giữ vệ sinh kém thì bệnh có thể gây biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

3. Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Ở trẻ em, viêm âm đạo thường gặp do vi khuẩn ở hệ tiêu hóa. Ở các bé nhỏ, viêm âm đạo thường gặp là do vệ sinh vùng tầng sinh môn không đúng cách, không rửa tay sau khi đi vệ sinh khiến vi khuẩn tích tụ, hoặc tay không sạch chạm vào vùng kín cũng có thể gây viêm âm đạo. Một số nguyên nhân khác gây viêm âm đạo ở trẻ nhỏ có thể gặp là bọt xà phòng tắm, khăn giấy, virus, vi khuẩn Streptococci, Staphylococci, Candida sp; đôi khi, giun kim.

Ở người lớn, viêm âm đạo thường xảy ra với độ tuổi phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ. Ở thời kỳ sinh đẻ, viêm âm đạo thường được chẩn đoán do nhiễm trùng, bởi 3 nguyên nhân chính là viêm âm đạo do vi khuẩn, do Candida và do Trichomonai lây truyền qua đường tình dục.

  • Vi trùng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo phổ biến nhất trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mắc viêm âm đạo đến từ nguyên nhân này chiếm đến 40-50%. Theo các nghiên cứu trên phạm vi lớn thì có đến gần 50% phụ nữ trên thế giới bị viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời người. Phụ nữ có nhiều bạn tình là đối tượng có khả năng viêm âm đạo cao nhất, và phụ nữ chưa quan hệ tình dục là nhóm đối tượng ít có khả năng bị viêm âm đạo nhất.
  • Viêm âm đạo không do bất kỳ một loại vi khuẩn hay virus nào gây ra, đây là một quá trình dẫn đến sự mất cân bằng trong quần thể các vi khuẩn bình thường cư trú ở âm đạo. Ở bệnh nhân viêm âm đạo, có sự thay đổi của quần thể vi khuẩn ở âm đạo, thường thì sẽ dẫn đến số lượng các vi khuẩn Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, Bacteroides, và Mobiluncus tăng cao.
  • Có 20-25% trường hợp viêm âm đạo đến từ nguyên nhân do nấm Candida. Đa phần phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo 1 lần trong đời. Nguyên nhân có thể đến từ việc người bệnh sử dụng kháng sinh, làm diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo, gây ra sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida. Nấm Candida có thể được tìm thấy ở người bình thường, do đó không thể xem nấm Candida gây viêm âm đạo là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Trichomonas là trường hợp viêm âm đạo lây qua đường tình dục. Trichomonas vaginalis có thể kết hợp với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác để gây nên các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả HIV. Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas chiếm từ 15-20%.

4. Điều trị viêm âm đạo uống thuốc gì?

Điều trị viêm âm đạo uống thuốc gì là câu hỏi của khá nhiều phụ nữ hiện nay, đặc biệt với những người mác phải viêm âm đạo lần đầu. Tùy các trường hợp viêm âm đạo do nguyên nhân nào, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị viêm âm đạo thích hợp cho người bệnh.

4.1. Thuốc điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn

Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn thường sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Metronidazol, dùng cả dạng viên uống và viên đặt. Thuốc đặt âm đạo Clindamycin cũng được sử dụng để điều trị bệnh, thời gian dùng để điều trị bệnh viêm âm đạo thường là 7 ngày.

Liều dùng thuốc điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn được chia ra làm 2 phác đồ

  • Với Metronidazol thường dùng đường uống, 500mg/lần (1 viên), 1 ngày uống 2 lần. dùng trong 7 ngày. Nếu dùng Metronidazol dạng bôi 0.75% thì bôi 5g/lần, ngày bôi 5 lần, dùng trong 5 ngày. Với thuốc bôi Clindamycin 2% thì bôi 5g/lần, ngày bôi 1 lần trước khi ngủ, dùng trong 7 ngày.
  • Tinidazol dạng uống: 2g/lần, dùng trong 2 ngày.
  • Clindamycin có thể dùng theo dạng uống hoặc viên đặt âm đạo: Uống 300mg/lần, ngày uống 2 lần và dùng trong 7 ngày. Với dạng đặt âm đạo, dùng 100mg/lần, dùng 1 lần trong ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, dùng trong 3 ngày.

4.2. Thuốc điều trị viêm âm đạo trong trường hợp nhiễm nấm

Trong trường hợp này thuốc điều trị viêm âm đạo được dùng thường là Fluconazole dạng uống hoặc dùng tại chỗ như Butoconazole, Nystatin, Miconazole, Terconazole,... Riêng với Fluconazole dùng theo đường uống thì nên thận trọng vì tác dụng của thuốc có thể ức chế mạnh enzyme chuyển hóa ở gan.

  • Viêm âm đạo với nấm Candida không có biến chứng. Dùng Fluconazole 150mg đường uống, dùng 1 liều duy nhất, tỷ lệ điều trị dứt điểm 80-90%.
  • Viêm âm đạo với nấm Candida có biến chứng tái phát. Dùng Fluconazole liều 100, 150 hoặc 200mg theo đường uống. Thời điểm dùng vào ngày thứ nhất, thứ tư và ngày thứ bảy của phác đồ điều trị. Điều trị duy trì thì người bệnh sẽ dùng Fluconazole trong 6 tháng.
  • Viêm âm đạo với nấm Candida biến chứng nặng. Dùng thuốc kháng nấm Fluconazole 150mg/lần, dùng đường uống. Liều tiếp theo cách liều trước 72 tiếng đồng hồ.
  • Viêm âm đạo với nấm Candida non-albicans. Cho người bệnh dùng thuốc kháng nấm azole (ngoại trừ Fluconazole) tại chỗ theo đường uống, dùng từ 7-14 ngày. Nếu có viêm tái phát, chuyển sang dùng Acid Boric 600mg/lần, mỗi ngày dùng 1 lần duy nhất và duy trì trong 2 tuần.

4.3. Thuốc điều trị viêm âm đạo cho nhiễm Trichomonas

Ở trường hợp này thường được điều trị bằng Tinidazole hoặc Metronidazole đường uống. Liều dùng là Metronidazole uống 500mg/lần, mỗi ngày 2 lần, dùng trong 7 ngày. Trường hợp này cần điều trị luôn cả bạn tình để tránh tái lây nhiễm.

Viêm âm đạo là một bệnh lý phổ biến hiện nay ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Viêm âm đạo được chia ra làm nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh khác nhau, với mỗi nhóm nguyên nhân, người bệnh cần được chẩn đoán để biết điều trị viêm âm đạo uống thuốc gì, dùng thuốc gì. Liều dùng thuốc điều trị viêm âm đạo phải được người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc kháng sinh, dùng thuốc điều trị viêm âm đạo nếu chưa được khám và chẩn đoán do nguyên nhân gì gây ra viêm âm đạo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Xopaworus
    Công dụng thuốc Xopaworus

    Xopaworus là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh viêm âm đạo cấp tính, mãn tính do nhiễm vi khuẩn sinh mủ. Với thành phần chính là sự kết hợp giữa các dòng khác sinh, người dùng cần nắm ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Lycoplan
    Công dụng thuốc Lycoplan

    Lycoplan thuộc nhóm thuốc kháng sinh, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương. Lycoplan được dùng theo đường tiêm với hoạt chất chính là Teicoplanin. Liều dùng, cách dùng và các tác dụng phụ ...

    Đọc thêm
  • abitrax
    Thuốc Abitrax có tác dụng gì?

    Thuốc Abitrax được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu và viêm màng não. Thuốc được sử dụng thông qua đường tiêm bắp, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

    Đọc thêm
  • vifortiam
    Công dụng thuốc Vifortiam

    Thuốc Vifortiam được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh, trị ký sinh trùng, kháng nấm. Vifortiam có thành phần chính là Cefotiam, được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm. Với phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên nhiều ...

    Đọc thêm
  • treadox
    Công dụng thuốc Treadox

    Treadox là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp, tai mũi họng, nhiễm trùng thận, hệ tiết niệu, nhiễm trùng máu. Thuốc sản xuất theo dạng bột pha tiêm với hoạt chất chính là Ceftriaxon. ...

    Đọc thêm