Caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn không?

Caffeine được xem là một thức uống quen thuộc và hấp dẫn đối với mỗi chúng ta. Thật tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới với 1 ly cà phê sáng cho một ngày làm việc tràn đầy năng lượng. Nhưng đối với những người đang có dự định mang thai thì cà phê có thật sự tốt? Hãy cùng bài viết này đi tìm câu trả lời.

1. Caffeine và khả năng sinh sản

Caffeine có thật sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?. Câu hỏi này chứa nhiều đáp án trái chiều. Ở một số nghiên cứu. các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ caffeine và khả năng thụ thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu khác thì lại không tìm thấy mối liên hệ này. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, chúng ta không có đủ bằng chứng để kết luận chắc chắn rằng caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể tìm ra mối liên hệ rõ ràng giữa caffeine và các vấn đề về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến lượng cafein tiêu thụ. Lượng tiêu thụ caffein an toàn của một người là khoảng 200 đến 300 miligam (mg) mỗi ngày trong giai đoạn họ đang chuẩn bị mang thai. Lượng này tương đương với hai tách cà phê với trọng lượng 8 ounce cho một lần pha. Nếu bạn đang có ý định muốn thụ thai và đang có thói quen uống nhiều hơn lượng đề nghị này thì hãy cân nhắc đến việc giảm lượng cafein tiêu thụ mỗi ngày của mình.

Bà bầu sủ dụng caffeine
Chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa caffeine và các vấn đề về khả năng sinh sản

2. Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine

Đồ uống chứa caffeine tất nhiên phải là là cà phê. Tuy nhiên, lượng caffein trong mỗi tách cà phê lại rất khác nhau, nó tùy thuộc vào loại hạt, cách rang, cách ủ và kích thước của mỗi tách cà phê mà bạn uống. Ví dụ, cà phê espresso chứa nhiều caffeine hơn trong mỗi tách. Do đó, nó thường được thưởng thức với một tách nhỏ hơn so với các loại khác. Một tách cà phê đầy sẽ thực sự cung cấp nhiều caffeine hơn là một tách cà phê nhỏ.

Để quản lý lượng caffeine tiêu thụ, bạn cũng cần lưu ý đến các thực phẩm và đồ uống chứa caffein khác như trà, nước ngọt, nước tăng lực, sô cô la và kem cà phê. Caffeine cũng xuất hiện trong các sản phẩm thảo dược và thuốc không kê đơn, bao gồm các thuốc chữa đau đầu, cảm lạnh và dị ứng. Do đó, hãy lưu ý đọc kỹ nhãn của các sản phẩm trước khi bạn có ý định sử dụng nó . Dưới đây là bảng thống kê lượng caffeine trong thực phẩm và đồ uống thông thường:

3. Chiến lược để cắt giảm lượng caffeine

Nếu bạn đã quyết định giảm tiêu thụ lượng caffeine, hãy cắt giảm từ từ để tránh các triệu chứng cai nghiện, chẳng hạn như mệt mỏi và đau đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng các chiến lược sau:

Bạn có thể chuyển sang uống với một nửa cà phê pha thông thường và có một nửa loại decaf. Hoặc giảm lượng caffein trong đồ uống nóng tự làm bằng cách ủ trong thời gian ngắn hơn. Nếu bạn thích bắt đầu ngày mới với một tách trà thì hãy ngâm túi trà trong một phút thay vì năm phút sẽ giảm lượng caffeine xuống một nửa.

uống trà
Ngâm túi trà trong nước ngắn hơn giúp làm giảm lượng caffeine hiệu quả

Một khi bạn đã thích nghi với cuộc sống với ít hoặc không có caffeine, bạn có thể sẽ thấy sữa hấp với một chút xi-rô có hương vị để thay thế cà phê sẽ rất tốt cho bạn.

Mặc dù, chưa có đủ bằng chứng để khẳng định caffeine có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho những người đang chuẩn bị mang thai thì họ nên sử dụng lượng caffein tối thiểu theo khuyến cáo và kiểm soát mức tiêu thụ trong ngưỡng an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan