Các thể bệnh tăng huyết áp trong thời gian mang thai

Trong tăng huyết áp thai kỳ có rất nhiều thể bệnh khác nhau, xảy ra ở những thời điểm khác nhau, có thể là tiền sản giật thai kỳ, tiền sản giật nặng hoặc tiền sản giật nhẹ, hoặc một số bệnh lý khác, vì vậy cần theo dõi sức khỏe mẹ bầu thật kỹ để có thể phát hiện kịp thời những bệnh lý này.

1. Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm trương tăng vượt quá 90 mmHg và huyết áp tâm thu tăng hơn 140mmHg đối với đối tượng là phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, tăng huyết áp thai kỳ còn có thể được định nghĩa bằng cách chỉ số huyết áp tâm trương tăng lên 15 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm thu tăng lên 30 mmHg khi so sánh với huyết áp bình thường của người phụ nữ trước khi mang thai. Một điều lưu ý đó là để chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ chính xác nhất thì cần phải đo huyết áp sau khi cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường khoảng 10 phút. Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong lần mang thai đầu tiên là khoảng 10%, và trong thai kỳ nói chung thì tỷ lệ này là khoảng 8%.

Tăng huyết áp thai kỳ gồm rất nhiều thể bệnh trên lâm sàng, có thể là tăng huyết áp mãn tính kéo dài trong thời gian mang thai hoặc thậm chí là sau khi mang thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật thai kỳ, sản giật hoặc tiền sản giật trên bệnh nhân bị tăng huyết áp mạn tính trước đó:

Tăng huyết áp là tai biến có thể gặp phải khi gây mê nội khí quản
Chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg trước khi mang thai có thể do bị tăng huyết áp mạn tính

  • Tăng huyết áp mạn tính: chỉ số huyết áp của bệnh nhân cao hơn 140/90 mmHg trước khi mang thai hoặc trước tuần thai thứ 20, có thể kéo dài hơn 6 tuần hậu sản.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: được phát hiện sau tuần thai thứ 20 và không có dấu hiệu protein niệu, có thể tiến triển thành tiền sản giật thai kỳ, nếu chỉ số huyết áp quay trở về giá trị bình thường thì được gọi là tăng huyết áp thai kỳ thoáng qua, nếu vẫn tiếp tục tăng sau đó thì sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp mạn tính.
  • Tiền sản giật thai kỳ: là một tình trạng tăng huyết áp được phát hiện đầu tiên sau tuần thai thứ 20 và có dấu hiệu protein niệu hoặc protein niệu tối thiểu là 300mg/24 giờ.
  • Sản giật: là tình trạng những cơn co giật xuất hiện mà không phải do những nguyên nhân thường gặp khác, thường xảy ra sau sinh khoảng 2 ngày.

2. Dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ

Dấu hiệu để chẩn đoán các thể bệnh của tăng huyết áp thai kỳ rất đa dạng, cần được phân biệt rõ ràng để có thể có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

tăng huyết áp thai kỳ
Huyết áp tâm trương của thai phụ trong khoảng 90 – 110 mmHg và được đo 2 lần,có protein niệu có thể là dấu hiệu tiền sản giật nhẹ

2.1. Tăng huyết áp mạn tính trước thời kỳ mang thai

Huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên trước thời điểm thai được 20 tuần tuổi hoặc có thể được chẩn đoán bằng chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg trước thời gian mang thai hoặc được phát hiện trước tuần thai thứ 20. Một số trường hợp tăng huyết áp còn được chẩn đoán sau khi thai được 20 tuần tuổi nhưng tình trạng tăng huyết áp này kéo dài đến sau sinh khoảng 12 tuần trở lên thì cũng được chẩn đoán là tăng huyết áp mạn tính.

2.2. Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ được chẩn đoán là khi huyết áp tâm trương khoảng 90 – 110 mmHg và được đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng đồng hồ vào thời điểm thai hơn 20 tuần tuổi và không có dấu protein niệu. Đây là bệnh lý gây ra bởi tình trạng thai nghén đã khiến huyết áp của người mẹ tăng lên một cách bất thường.

2.3. Tiền sản giật nhẹ

Tiền sản giật nhẹ là tình trạng chỉ số huyết áp tâm trương trong khoảng 90 – 110 mmHg được đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng đồ hồ và thời điểm phát hiện tình trạng này là sau khi thai được 20 tuần tuổi. Đặc biệt, trong tiền sản giật nhẹ thì chắc chắn phải có dấu hiệu của protein niệu, ngoài ra không xuất hiện những triệu chứng khác.

Dấu hiệu tiền sản giật nặng
Dấu hiệu tiền sản giật nặng

2.4. Tiền sản giật nặng

Huyết áp tâm trương từ 110 mmHg trở lên và huyết áp tâm thu từ 160 mmHg trở lên khi thai hơn 20 tuần tuổi, đồng thời protein niệu tăng rất cao trong tiền sản giật nặng. Khác với tiền sản giật nhẹ thì tiền sản giật nặng có thể kèm theo một số triệu chứng khác như tăng phản xạ, đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm thị lực, thiểu niệu, đau bụng vùng thượng vị, chứng phù phổi và một số dấu hiệu cận lâm sàng bất thường khác.

2.5. Sản giật

Sản giật là tình trạng xuất hiện những cơn co giật trải qua 4 giai đoạn bao gồm xâm nhiễm, giật cứng, giật giãn cách và cuối cùng là giai đoạn hôn mê. Ngoài ra, trong sản giật còn có thể có một số biểu hiện của tiền sản giật nặng như trên.

2.6. Tiền sản giật thai kỳ trên nền tăng huyết áp mạn tính

Với tình trạng tiền sản giật thai kỳ trên một bệnh nhân đã có tiền sử tăng huyết áp mạn tính trước đó thì protein niệu mới xuất hiện thường cao trên 300mg/24 giờ, còn trước đó thì có tăng huyết áp nhưng chưa xuất hiện protein niệu tại thời điểm thai chưa được 20 tuần tuổi. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này còn có thể được chẩn đoán bằng cách bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp kèm theo dấu hiệu tăng protein niệu một cách đột ngột, hoặc số lượng tiểu cầu giảm xuống thấp hơn 100.000 đơn vị/mm3 máu.

4. Phác đồ điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Thuốc
Điều trị tăng huyết áp thai kỳ cần lựa chọn thuốc hạ huyết áp an toàn cho người mang thai

Một số nguyên tắc xử trí cơ bản cần được lưu ý khi đứng trước một thai phụ mắc phải bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ đó là:

Cân nhắc chấm dứt thai kỳ để bảo vệ cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn thai nhi.

Hấu hết những xử trí cho trường hợp tiền sản giật thai kỳ bằng phương pháp tăng thải trừ natri niệu và giảm huyết áp sẽ làm tăng lên những thay đổi về mặt sinh lý bệnh của bệnh nhân.

Điều trị cụ thể tăng huyết áp thai kỳ:

  • Cần lựa chọn thuốc hạ huyết áp đáp ứng được tiêu chí an toàn cho người mang thai, đường dùng thuốc phụ thuộc vào ngày sinh dự đoán và thuốc không được gây ảnh hướng đến sự tưới máu cho tử cung và nhau thai. Nếu thời gian sinh là sau đó 48 giờ đồng hồ thì thuốc Methyldopa sẽ là lựa chọn hàng đầu vì tương đối an toàn cho người mẹ. Ngoài ra, thuốc Labetalol được sử dụng bằng đường uống cũng là một lựa chọn hợp lý, đôi khi cũng có thể sử dụng các nhóm thuốc chẹn Beta, ức chế Calci nhưng thường ít gặp hơn.
  • Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng sản giật có thể xảy ra và nhằm mục đích bảo vệ hệ thần kinh của trẻ em khi sinh ra trước thời điểm 30 tuần tuổi thì thuốc Magnesium sulfate và thuốc ức chế Calci có thể được cân nhắc sử dụng

5. Kết luận

Tăng huyết áp thai kỳ là tình trạng bệnh lý thường gặp đối với phụ nữ mang thai, gồm nhiều thể bệnh khác nhau như tăng huyết áp mạn tính, tiền sản giật thai kỳ, sản giật... với các triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì sản phụ cần đến những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm nhất có thể, phát hiện đúng lúc để điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

313 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan