Những thứ không nên dùng chung với thuốc

Như bạn đã biết, một số loại thuốc sẽ không phát huy được tác dụng hoặc thậm chí là phản tác dụng nếu dùng chung với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, những gì bạn ăn, bạn uống đều có thể ảnh hưởng đến thuốc mà bạn đang dùng.

1. Bưởi

Loại quả có múi này có thể thay đổi cách một số tế bào trong ruột của bạn xâm nhập và di chuyển thuốc vào cơ thể bạn. Bưởi có thể ảnh hưởng đến hơn 50 loại thuốc. Nó có thể làm cho tác dụng của thuốc giảm đi, chẳng hạn như fexofenadine (Allegra) bị dị ứng, kém hiệu quả và làm cho những người khác bị phản ứng quá mạnh, bao gồm cả những loại thuốc nhằm giảm cholesterol như atorvastatin (Lipitor).

Hoa quả sấy
Nhiều loại hoa quả khi dùng chung với thuốc sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc

2. Sữa

Sữa có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bạn khó xử lý một số loại kháng sinh nhất định. Các khoáng chất trong sữa như canxi và magiê là một phần lý do.. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, bạn nên tìm hiểu về các loại thực phẩm hoặc đồ uống bạn nên tránh xa.

3. Cam thảo

Một số người sử dụng cam thảo như một phương thuốc thảo dược để giúp tiêu hóa, và một số trường hợp khác sử dụng nó để làm tăng hương vị thực phẩm. Nhưng glycyrrhizin, một hóa chất có trong cam thảo, có thể làm suy yếu tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm cyclosporine, thuốc được sử dụng để giúp cho những bệnh nhân đã cấy ghép tiếp nhận và làm quen các cơ quan mới.

4. Sô cô la

Đặc biệt sô cô la đen có thể làm suy yếu tác dụng của các loại thuốc. Nó cũng có thể tăng phản ứng của một số loại thuốc kích thích, như methylphenidate (Ritalin). Và nếu bạn dùng một chất ức chế MAO, được sử dụng để điều trị trầm cảm, sôcôla có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao một cách nguy hiểm.

Socola
Khi dùng thuốc không nên sử dụng chung với socola

5. Sắt

Bổ sung sắt có thể làm giảm tác dụng của levothyroxine (Synthroid), một loại thuốc cung cấp hormone tuyến giáp khi cơ thể bạn không đủ chất (suy giáp). Nếu bạn dùng thuốc này và vitamin tổng hợp, bạn nên kiểm tra xem vitamin có chất sắt trong đó không. Nếu bạn cần bổ sung sắt, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc.

6. Rượu

Rượu có thể khiến hiệu quả một số loại thuốc giảm đi hoặc thậm chí là vô tác dụng, chẳng hạn như thuốc huyết áp. Dùng rượu khi đang sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm

7. Cà phê

Cà phê có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống loạn thần như lithium, clozapine và làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Những thuốc này bao gồm aspirin, epinephrine (được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng) và albuterol (được dùng cho các vấn đề về hô hấp). Rượu cũng có thể khiến cho cơ thể bạn khó tiếp nhận và bổ sung sắt hơn.

https://vinmec.com//uploaded/2015/Cafe.jpg
Cafe là loại chống chỉ định dùng khi uống thuốc

8. Thuốc kháng histamin

Sử dụng thuốc kháng histamin có thể khiến tình trạng huyết áp cao trở nên tồi tệ hơn và nhịp tim của bạn tăng lên. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm soát các phản ứng dị ứng khi bạn dùng thuốc huyết áp

9. Thuốc chống động kinh (AED)

AED được sử dụng để kiểm soát các cơn co giật ở những người bị động kinh. Nhưng AED có thể khiến tác dụng của thuốc tránh thai bị giảm đi nếu bạn sử dụng đồng thời 2 loại thuốc. Một số cuộc nghiên cứu cho thấy AED có thể khiến tác dụng một số loại thuốc trở nên mạnh hơn và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng

10. Vitamin K

Nếu bạn dùng thuốc warfarin - được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông - bạn nên lưu ý về lượng vitamin K được nạp vào cơ thể. Vitamin K có thể khiến bạn có nguy cơ bị cục máu đông nguy hiểm. Bông cải xanh, cải Brussels, cải xoăn, rau mùi tây và rau bina là một số loại thực phẩm phổ biến nhất có nhiều vitamin K. Hãy cố gắng ăn cùng một lượng các loại thực phẩm này mỗi ngày để mức độ warfarin trong máu của bạn giữ nguyên.

11. Nhân sâm

Sử dụng nhân sâm cũng có thể làm giảm tác dụng của warfarin. Và nó có thể khiến bạn dễ bị chảy máu trong nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu heparin hoặc aspirin, cũng như các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen. Nếu bạn dùng thuốc ức chế MAO, nhân sâm có thể gây đau đầu, khó ngủ, tăng động và hồi hộp.

12. Thảo dược John’s Wort

Thảo dược này được sử dụng để giúp những người bị trầm cảm, đây không phải là phương pháp điều trị. Thảo dược John’s wort có thể giải phóng các enzyme ở gan và làm suy yếu tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm các loại thuốc như lovastatin (Altoprev và Mevacor), thuốc rối loạn cương dương sildenafil (Viagra) và digoxin (Lanoxin), được sử dụng để điều trị một số bệnh tim.

13. Cây bạch quả

Một số người sử dụng loại thảo dược này để giúp hoặc ngăn ngừa huyết áp cao, chứng mất trí, ù tai (ù tai) và các tình trạng khác. Cây bạch quả có thể làm suy yếu tác dụng của các loại thuốc được sử dụng để kiểm soát các cơn động kinh, bao gồm carbamazepine (Carbatrol, Equetro và Tegretol) và axit valproic (Depakene, Depakote và Stavzor).

14. Thực hiện theo chỉ dẫn

Chỉ có khoảng 50% thuốc được dùng theo quy định. Mọi người thường dùng ít hơn mức cần thiết, dùng thuốc vào những thời điểm ngẫu nhiên hoặc sử dụng thuốc một cách thất thường - tất cả đều có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc. Bạn nên thực hiện đúng kế hoạch điều trị của bạn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi sử dụng thuốc, có một số loại thực phẩm nhất định bạn nên hạn chế hoặc dùng chung nhằm đạt được hiệu quả tốt của thuốc đồng thời tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Động kinh
    Điều trị động kinh bằng cách nào? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?

    Chào bác sĩ! Em bị ngã cầu thang lúc 2 tuổi, 3 tuổi phát hiện co giật, đi khám bác sĩ bảo động kinh. Chụp MRI chẩn đoán tổn thương thùy trán phải.

    Đọc thêm
  • Diacomit
    Thông tin về thuốc Diacomit

    Thuốc Diacomit được bào chế dưới dạng viên nang hoặc bột pha hỗn dịch uống, có thành phần chính là hoạt chất Stiripentol. Đây là thuốc kê đơn, được sử dụng để điều trị bệnh động kinh.

    Đọc thêm
  • lamogin
    Công dụng thuốc Lamogin

    Lamogin (Lamotrigine 25mg/50mg) là một chất chống co giật, được kê đơn cho bệnh động kinh và rối loạn lưỡng cực, dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác. Trong bệnh động kinh, thuốc này được sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Cenobamate
    Công dụng thuốc Cenobamate

    Cenobamate là thuốc dùng trong điều trị động kinh. Bài viết sau đây sẽ thông tin rõ hơn tới bạn đọc về công dụng cũng như cách sử dụng của thuốc này.

    Đọc thêm
  • glogapen
    Công dụng thuốc Glogapen

    Glogapen là thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh hoặc đau có nguyên nhân thần kinh. Thuốc Glogapen cần được sử dụng đúng cách để tránh xảy ra những tác không mong muốn gây nguy hiểm đến tính ...

    Đọc thêm