Trẻ sơ sinh nào dễ bị hạ đường huyết?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Mặc dù, hạ đường huyết có thể chỉ xảy ra thoáng qua ở giai đoạn đầu sau sinh nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây ra những biến chứng khó lường. Vậy để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu, khi trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết cha mẹ cần phải làm gì?

1. Trẻ sơ sinh nào dễ bị hạ đường huyết?

Hạ đường huyết trẻ sơ sinh thường xảy ra khi trẻ được sinh ra vài giờ, lượng đường trong máu bị giảm xuống. Tuy nói các trường hợp này không hề nguy hiểm, nhưng đó là khi trẻ được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và sự phát triển não bộ của trẻ.

Những trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết phần lớn là những trẻ bị sinh non, thân nhiệt cơ thể hạ đột ngột, trẻ bị nhiễm trùng hoặc những trẻ có trọng lượng cao hơn so với tuổi thai. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, nếu người mẹ mắc phải tiểu đường thai kỳ.

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết

Có rất nhiều nguyên nhân được chẩn đoán dẫn đến bệnh hạ đường huyết sơ sinh, có thể liệt kê cụ thể như sau:

2.1 Hạ đường huyết do lượng Insulin trong máu tăng cao

  • Trong giai đoạn mang thai, cơ thể thai phụ chịu ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.
  • Do yếu tố bẩm sinh
  • Insulin tăng thứ phát
  • Ngừng Glucose đột ngột ở mức độ cao
  • Động mạch rốn Catheter bị sai vị trí
  • Có khối u làm tăng tế bào Beta, sản xuất ra Insulin.

2.2 Quá trình sản xuất, dự trữ Glucose bị giảm

Xảy ra ở trẻ bị sinh non, chậm phát triển khi còn nằm trong tử cung, không đủ dinh dưỡng, cho trẻ ăn quá muộn.

Vấn đề tiêm chủng cho trẻ sinh non (Phần 1)
Trẻ sinh non, chậm phát triển có nguy cơ dẫn đến bệnh hạ đường huyết sơ sinh

2.3 Nhu cầu sử dụng Glucose tăng khi khả năng sản xuất Glucose giảm

Một số trường hợp dẫn đến nguyên nhân này chính là:

3. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

3.1 Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết ở trẻ

Thông thường, trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết sẽ xảy ra sau khi sinh từ 3 - 48 giờ đồng hồ. Lúc này, bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu:

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh
  • Da dẻ trở nên nhợt nhạt, tím tái
  • Tay chân có dấu hiệu bị lạnh
  • Xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, đói cồn cào, khó chịu, quấy khóc không ngừng
  • Nhịp thở không đều, thở nhanh, gấp và mạnh hơn
  • Trường hợp co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng nhất

Theo số liệu thống kê, có đến 41% trường hợp các bé sinh non, có cân nặng dưới 2,5kg mắc phải bệnh hạ đường huyết sơ sinh. Các chuyên gia nhận định, bệnh này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và thần kinh của trẻ. Cho nên cha mẹ luôn phải theo dõi, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Giật mình là phản xạ thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời

4. Hướng điều trị hạ đường huyết sơ sinh cho trẻ

Điều quan trọng cần lưu ý với những trẻ sau khi sinh, nhất là trẻ sinh non ở số tuần tuổi từ 35 - 36 tuần, các mẹ cần cho con bú trong thời gian sớm nhất sau khi sinh. Nếu không cần phải được bác sĩ truyền dung dịch đường (Glucose 10%: 6 - 8 mg/kg/phút), nhằm tăng đường huyết.

Trường hợp ở những trẻ lớn hơn, bất cứ khi nào gia đình phát hiện trẻ có dấu hiệu bị hạ đường huyết. Cần lập tức cho con ăn ngay, thức ăn cho trẻ có thể là bột, cháo, sữa... Những ngày tiếp theo, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn thành nhiều bữa được chia đều thời gian trong ngày.

Trường hợp nặng hơn hoặc đối với những trẻ sinh non cũng nên tiến hành truyền dịch. Những trẻ có dấu hiệu bị hạ đường huyết cần được tiêm tĩnh mạch Glucose 10% (2 - 3ml/kg Glucose 10% trong khoảng từ 1 - 2 phút), có thể tiêm nhắc lại nếu cần thiết. Sau đó, vẫn tiếp tục duy trì truyền dịch cho đến khi nào đường huyết của trẻ trở về mức bình thường và ổn định hẳn. Ngoài ra, còn có thể phải tăng thêm nồng độ Glucose hoặc tăng liều lượng dịch truyền, nhằm đảm đường máu của trẻ luôn ở mức bình thường.

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết sẽ vô cùng nguy hiểm, vì vậy cha mẹ cần phải hết sức chú ý. Luôn trang bị những dụng cụ cần thiết trong nhà như các loại máy đo đường huyết, đo huyết áp, nhiệt kế... để có thể thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em mình. Trong trường hợp gia đình nhận thấy trẻ có dấu hiệu nào bất thường, có khả năng mắc bệnh hạ đường huyết sơ sinh, cần lập tức đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở ý tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tình huống không may có thể xảy ra.

Luôn nhận được những đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và khách hàng, hiện chuyên khoa Nhi là lĩnh vực trọng điểm của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi hội tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ).

Khám Nhi - VMNT
Hiện nay chuyên khoa Nhi là lĩnh vực trọng điểm của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm

Trong lĩnh vực Nhi khoa, bệnh viện cung cấp chuỗi các dịch vụ khám, chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Vì thế lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

235 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan