Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cùng thời gian cho các hoạt động thể chất ít đi khiến tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng trở lên phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Trẻ béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, xương và nội tiết.

1. Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Nguyên nhân phổ biến gây béo phì ở trẻ em gồm có:

  • Yếu tố di truyền
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ngoài ra, một số trẻ em bị béo phì vì các lý do trên kết hợp với nhau. Rất hiếm các trường hợp gây ra bởi tình trạng bệnh lý như vấn đề nội tiết. Để biết được trẻ béo phì do mắc bệnh lý hay không, bác sĩ thường yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm máu.

Yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định đối với tình trạng béo phì ở trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể liên quan đến lối ăn uống và hoạt động của gia đình. Do đó, bên cạnh di truyền, tổng lượng thức ăn và năng lượng tiêu thụ cũng đóng một vai trò không kém.

Ngày nay, cùng với lối sống hiện đại, trẻ em dành nhiều thời gian với các hoạt động vui chơi ít vận động ví dụ như xem tivi, chơi trò chơi điện tử. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Di truyền
Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân béo phì ở trẻ

2. Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh lý, bao gồm:

Các bệnh lý về tim mạch và nội tiết xảy ra là vấn đề nan giải, đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ. Ngoài ra, bệnh lý về xương còn làm giảm khả năng phát triển thể chất của trẻ. Do đó, béo phì có nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Tiểu đường ở trẻ em
Trẻ béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

3. Làm sao để biết trẻ bị béo phì?

Cách để xác định trẻ có bị béo phì hay không là đi khám. Khi đến bệnh viện, trẻ sẽ đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể BMI, so sánh trị giá với giá trị tiêu chuẩn theo mô hình tăng trưởng để xác định mức độ cân nặng của trẻ.

4. Giảm cân cho trẻ bị béo phì bằng cách nào?

Giải pháp tốt đối với trẻ bị béo phì là hỗ trợ cảm xúc. Nếu gia đình cảm thấy thoải mái, không kỳ thị với cân nặng của trẻ thì trẻ cũng sẽ ít bị tự ti về bản thân hơn. Trong mọi điều kiện khi trẻ muốn chia sẻ câu chuyện về cân nặng thì gia đình nên lắng nghe và cho bé lời khuyên tích cực.

Thêm vào đó, gia đình nên tập trung vào điều chỉnh các hoạt động thể chất và thói quen ăn uống. Bằng cách này, các thành viên trong gia đình vừa cùng nhau xây dựng các thói quen lành mạnh, vừa giúp bé cảm giác không bị cô độc trong cuộc chiến với cân nặng.

trẻ tập thể dục
Tăng cường hoạt động thể chất giúp trẻ giảm cân

5. Làm thế nào để cuốn hút gia đình vào các thói quen lành mạnh?

Một số biện pháp được mô tả dưới đây có thể giúp các thành viên trong gia đình cùng nhau thay đổi thói quen sống lành mạnh:

  • Chứng minh cho trẻ thấy bạn đang thay đổi thói quen sống: Nếu trẻ nhìn thấy bạn hoạt động thể chất và vui chơi thì chúng sẽ nhận được nguồn năng lượng tích cực đó và làm theo bạn.
  • Lên kế hoạch các hoạt động phù hợp với gia đình như tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
  • Để ý đến cảm xúc của trẻ: Trẻ béo phì thường không thoải mái khi tham gia các hoạt động thể lực. Do đó, để giảm cân thành công, bạn cần tìm kiếm các hoạt động thể chất mà trẻ yêu thích, không bị ngại hoặc quá khó khăn để luyện tập.
  • Hạn chế thời gian cho các hoạt động không vận động như xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử.

Đối với trẻ nhỏ bị béo phì, mục đích hoạt động thể chất và tuân theo chế độ ăn lành mạnh thường không có tác dụng. Thay vào đó, bạn nên lên kế hoạch thay đổi từ từ các thói quen vận động và ăn uống ở quy mô gia đình. Như vậy vừa giúp trẻ giảm cân có hiệu quả, vừa giúp nâng cao sức khỏe của gia đình.

Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy không mong muốn, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý không tốt cho sức khỏe. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu cũng như có cách để kiểm soát cân nặng phù hợp cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan