Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà?

Trứng gà luôn được đánh giá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn trứng gà bất cứ lúc nào cần bổ sung dinh dưỡng liệu có đúng không? Nhất là đối với trẻ em đang bị tiêu chảy vẫn là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

1. Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Trứng gà là thực phẩm quen thuộc được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ như trứng tráng, trứng luộc, hấp, sốt cà chua,... Thực phẩm này không chỉ tiện lợi mà còn đem lại nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, men, hormon và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Trứng gà thường được dùng làm thực phẩm hàng ngày và dùng khi muốn bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên cho trẻ ăn trứng gà, trong đó có trường hợp khi trẻ bị tiêu chảy.

2. Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà không?

Trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa hàm lượng lớn protein, chất béo và axit amin nên có thể khiến bệnh tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Nếu trẻ ăn trứng khi bị tiêu chảy là lúc hoạt tính men tiêu hoá bị giảm, dịch tiêu hoá tiết ra ít hơn khiến cho chuyển hoá lipid và protein bị rối loạn. Đồng thời chức năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hoá vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, làm cho các thành phần dinh dưỡng sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hoá. Do đó ăn trứng gà lúc tiêu chảy không những mất đi tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, nếu trứng gà không đảm bảo vệ sinh còn có thể chứa vi khuẩn salmonella gây ra tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hoá của trẻ vốn đã nhạy cảm nên nếu nhiễm khuẩn salmonella từ thực phẩm không sạch thì sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và khó khăn hơn cho quá trình điều trị. Vì vậy trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy không nên cho trẻ ăn trứng gà.

3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến nguy cơ sụt cân và suy dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng tiêu chảy thì việc cho trẻ ăn đủ các nhóm thức ăn cần thiết như tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất là cần thiết. Các thức ăn nên cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy có thể:

  • Bột gạo, khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn nạc, sữa đậu tương, dầu ăn, cà rốt, hồng xiêm và chuối.
  • Tiếp tục cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ cần phải cho ăn thêm các bữa ăn nhỏ bằng thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa,... một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn.
  • Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, loãng hơn bình thường, nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh.
  • Khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Cho trẻ ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn.
  • Nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín hoặc nước ép quả chín như chuối, cam, chanh, đu đủ, xoài để làm tăng lượng kali. Không nên dùng các loại nước giải khát công nghiệp để tránh làm cho tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Nên tránh cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm ít chất dinh dưỡng như rau thô, tinh bột nguyên hạt bởi sẽ gây khó tiêu và thúc ép hệ tiêu hoá hoạt động liên tục. Các loại thức ăn chứa nhiều đường cũng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
  • Sau khi tiêu chảy khỏi hẳn, mẹ nên cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong 2 tuần liên tiếp để trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh suy dinh dưỡng. Đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu 1 tháng.

Nếu cha mẹ lo lắng về tình trạng tiêu chảy của trẻ thì có thể đưa con đến Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương án điều trị dứt điểm. Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, hiện nay khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu ở trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan