Trẻ bị não úng thủy có chữa được không?

Bệnh não úng thủy ở trẻ em là 1 trong những chứng rối loạn não phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị não úng thủy là kết quả của sự tích tụ dịch não tủy trong não và cột sống, có thể làm đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ to ra, gây áp lực lên các mô não nhạy cảm. Nếu không được điều trị, bệnh não úng thủy ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và nhận thức.

1. Bệnh não úng thủy ở trẻ em là gì?

Bệnh não úng thủy ở trẻ em là tình trạng tích tụ chất lỏng trong não, hay chính xác hơn là dịch não tủy trong hệ thống não thất, gây ra hiện tượng tăng áp lực trong hộp sọ có khả năng gây tổn thương cho nhu mô não bình thường. Hầu hết những trẻ bị não úng thủy là bẩm sinh và xảy ra với tỷ lệ 1 hoặc 2 trên 1.000 ca sinh sống.

Hệ thống não thất trong não được tạo thành từ 4 ngăn chứa phần lớn dịch não tủy ở đầu. 2 ngăn trên được gọi là não thất bên trái và bên phải. Chúng kết nối với buồng thứ 3 và thoát vào buồng thứ 4 rồi lưu thông với ống tủy trong cột sống. Dịch não tủy là một chất giống như nước, có tác dụng như mô đệm não trong hộp sọ. Bên cạnh đó, dịch não tuỷ cũng lọc chất thải từ mô trong và xung quanh não.

Dịch não tủy được tạo ra trong các đám rối nội mạch nằm trên thành não thất. Chất lỏng này chảy từ não thất trên xuống não thất dưới và sau đó tràn qua bề mặt não và xung quanh tủy sống. Dịch não tủy được hấp thụ trên bề mặt não vào máu. Như vậy, bất kỳ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng dòng lưu thông của dịch não tuỷ đều có thể sẽ khiến cho trẻ bị não úng thủy.

2. Nguyên nhân của bệnh não úng thủy ở trẻ em

Bệnh não úng thủy ở trẻ em xảy ra khi cơ thể tạo ra nhiều dịch não tủy hơn lượng hấp thụ. Thông thường, trẻ bị não úng thủy bẩm sinh nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ lớn hơn hoặc người lớn khi có sự phát triển bất thường ở đầu, như có khối u não, hoặc chấn thương ở đầu có thể phát triển đến não úng thủy.

Não úng thủy có 2 nguyên nhân cơ bản: Không hấp thụ đầy đủ lượng dịch do bộ lọc trong não bị tổn thương và/ hoặc dòng chảy của dịch não tủy trong não thất bị tắc nghẽn.

Bất kỳ khối cấu trúc nào trong hệ thống não thất đều sẽ gây ra não úng thủy vì dịch não tủy được tạo ra ở đó. Sự tắc nghẽn này có thể xảy ra do sự tích tụ của các mảnh vụn làm tắc nghẽn dòng chảy của chất lỏng hoặc có thể từ 1 lỗ nhỏ hơn bình thường trong hệ thống não thất.

Sự tích tụ dịch não tuỷ sẽ làm tăng áp lực trong hộp sọ. Nếu không được điều trị, theo thời gian, bệnh não úng thủy ở trẻ em có thể gây tổn thương cho não và những di chứng nặng nề về lâu dài.

3. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh não úng thủy ở trẻ em

Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra khả năng mắc phải bệnh não úng thủy ở trẻ em nếu đo đạc vòng đầu của trẻ phát triển nhanh hơn những trẻ khác cùng tuổi.

Đối với trẻ lớn hơn, nhức đầu và nôn mửa kéo dài là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ, có thể là kết quả của não úng thủy.

4. Trẻ bị não úng thủy có chữa được không?

Não úng thủy có chữa được không là lo lắng của nhiều cha mẹ khi có con mắc bệnh. Cho đến nay, phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh não úng thủy ở trẻ em là đặt một shunt não thất. Shunt có bản chất là một ống dẫn lưu dịch não tủy từ não thất đến một không gian khác trong cơ thể, sau đó sẽ từ từ hấp thụ chất lỏng tại nơi mới, thường chọn là dẫn lưu não thất ổ bụng.

Phương pháp điều trị thứ 2 cho não úng thủy là phẫu thuật cắt thông não thất thứ 3 qua nội soi. Phẫu thuật dẫn lưu não thất kiểu này đã được chứng minh hiệu quả hơn trong việc kiểm soát não úng thủy do hệ thống não thất gây ra. Tuy nhiên, cách thức này không được sử dụng cho trẻ em có bộ lọc dịch não trong não bị tổn thương gây hệ quả không cho phép hấp thụ dịch não tủy vào máu.

4.1 Chuẩn bị cho phẫu thuật

Cho dù trẻ được chỉ định đặt shunt hay được phẫu thuật nội soi thông não thất thứ 3, cũng như mọi trường hợp phẫu thuật khác, trẻ cần được thăm khám và chuẩn bị tiền phẫu cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ.

4.2 Trong quá trình phẫu thuật

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất, đó là đặt shunt hoặc cắt não thất thứ ba qua nội soi. Bác sĩ giải phẫu thần kinh sẽ thảo luận chi tiết về quy trình với cha mẹ trước ngày phẫu thuật theo lịch trình của trẻ.

Đối với phẫu thuật đặt shunt, bước đầu tiên trong quy trình là đặt một ống thông não thất qua hộp sọ vào hệ thống não thất. Ống thông não thất là một ống có các lỗ nhỏ. Ống thông này được kết nối với một van áp suất có nhiệm vụ điều chỉnh lượng dịch thoát ra từ tủy sống. Bên cạnh đó, một ống dài, mỏng khác được gọi là ống thông xa được gắn vào van. Đây là ống dẫn lưu dịch não tủy. Ống thông xả và van nằm bên dưới da của trẻ.

Đối với phẫu thuật cắt thông não thất thứ ba qua nội soi, bác sĩ phẫu thuật tạo một lỗ nhỏ ở đáy não thất thứ ba để dịch tủy não vượt qua vách ngay, tăng dòng chảy vào đường dẫn tự nhiên.

Cả hai cuộc phẫu thuật này đều được thực hiện dưới gây mê toàn thân.

4.3 Sau khi phẫu thuật

Trẻ sẽ cần theo dõi trong bệnh viện từ một đến ba đêm để bác sĩ đánh giá kết cục của cuộc mổ cũng như chăm sóc các nhu cầu về chế độ ăn uống, sinh hoạt trong giai đoạn hậu phẫu.

Trẻ có thể về nhà khi:

  • Ăn uống tốt;
  • Có thể đi bộ xung quanh mà không gặp vấn đề gì;
  • Kiểm soát được cơn đau vết mổ;
  • Đã đi đại tiện được.

Khoảng 14 ngày sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ có một cuộc hẹn tái khám với khoa phẫu thuật thần kinh để kiểm tra. Trong lần khám này, trẻ sẽ cần chụp nhiều hình ảnh hơn về não bộ, đánh giá hoạt động của dòng chảy dịch não tuỷ. Đồng thời, đây sẽ là cơ sở để phát hiện bất thường trong hệ thống có thể xảy ra trong tương lai.

Tóm lại, với sự tiến bộ trong kỹ thuật y khoa ngày nay, thay vì lo lắng não úng thủy có chữa được không, cha mẹ cần tin tưởng là trẻ bị não úng thủy hoàn toàn có cơ hội có được một cuộc sống toàn diện và năng động. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng, kết quả khả quan này chỉ đạt được khi bệnh não úng thủy ở trẻ em được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cũng như tối thiểu những di chứng tổn thương trên nhu mô não bình thường.

Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: Phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan