Nỗi kinh hoàng ban đêm của trẻ: Những điều cần biết

Nỗi kinh hoàng ban đêm là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở giai đoạn đầu của giấc ngủ. Để tạo không gian an toàn cho trẻ khi nỗi kinh hoàng xảy ra, các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ té ngã, chạm vào các vật dụng nguy hiểm và ra khỏi nhà cho trẻ.

1. Nỗi kinh hoàng về đêm là gì?

Nỗi kinh hoàng về đêm là một loại rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Biểu hiện là trẻ đột nhiên đứng thẳng trên giường, khóc, la hét, rên rỉ, lẩm bẩm, quẫy đạp trong trạng thái mở mắt. Tuy nhiên, trẻ không phản ứng với các nỗ lực an ủi của bạn vì đang trong trạng thái nửa ngủ nửa thức.

Mỗi lần xảy ra hội chứng giấc ngủ kinh hoàng ở trẻ kéo dài vài phút đến gần một giờ, và khi kết thúc, trẻ có thể đột ngột ngủ lại mà không nhớ gì về sự việc.

Nỗi kinh hoàng về đêm phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Một nghiên cứu trên gần 2.000 trẻ em đã phát hiện ra rằng 40% trẻ em từ 2 tuổi rưỡi đến 6 tuổi trải qua nỗi kinh hoàng về đêm.

2. Nỗi kinh hoàng ban đêm khác với ác mộng như thế nào?

Có hai đặc điểm để phân biệt chứng giấc ngủ kinh hoàng và ác mộng là:

  • Trẻ mắc chứng kinh hoàng ban đêm không thể nhớ lại những gì đã xảy ra. Trong khi đó, trẻ gặp ác mộng có thể nhớ lại giấc mơ.
  • Thời gian: Chứng giấc ngủ kinh hoàng thường xảy ra vào 1⁄3 đầu giấc ngủ đêm. Trong khi đó, ác mộng thường gặp ở 1⁄3 cuối của giấc ngủ.

Cách dễ nhất để phân biệt giữa nỗi kinh hoàng ban đêm và cơn ác mộng là hỏi trẻ về giấc mơ và đánh giá biểu cảm của trẻ. Nếu trẻ kích động nhiều hơn, nó đã gặp ác mộng. Nếu trẻ coi bạn là người quấy rầy, rất có thể nó đã gặp nỗi kinh hoàng về đêm.

ác mộng mơ ngủ
Cha mẹ cần phân biệt giữa chứng giấc ngủ kinh hoàng và ác mộng ở trẻ

3. Nên làm gì nếu trẻ bị chứng kinh hoàng ban đêm?

Các bậc cha mẹ cần thực hiện những việc làm sau đây khi chứng kiến chứng giấc ngủ kinh hoàng của trẻ:

  • Không nên cố đánh thức trẻ vì mọi nỗ lực của bạn chỉ làm trẻ mất bình tĩnh và nổi cơn nặng hơn.
  • Đừng cố vỗ về trẻ, trừ khi trẻ có nguy cơ tự làm hại mình. Chỉ cần nói chuyện một cách bình tĩnh và đặt các vật dụng nguy hiểm ra xa, và đợi trẻ đi vào giấc ngủ.
  • Trước giờ đi ngủ, hãy chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa tương tự với trẻ mộng du như dọn dẹp phòng ngăn nắp, đóng cổng ở đầu cầu thang và đảm bảo khóa cửa sổ và cửa chính.

4. Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa nỗi kinh hoàng về đêm

Không có cách cụ thể để ngăn chặn nỗi kinh hoàng về đêm vì nguyên nhân gây ra nó chưa được xác định. Trẻ mắc nỗi kinh hoàng về đêm không có nghĩa là trẻ có vấn đề về tâm lý hoặc đang trong tâm trạng buồn phiền.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra chứng kinh hoàng về đêm như trẻ bị sốt hoặc ngủ không đủ giấc. Bạn nên giải quyết các vấn đề này kết hợp việc đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giờ.

Một số loại thuốc hoặc caffeine cũng có thể góp phần gây ra chứng kinh hoàng về đêm. Nguy cơ mắc chứng bệnh này ở trẻ cao hơn nếu có người thân trong gia đình đã mắc chứng sợ ban đêm hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khác như mộng du.

Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là yếu tố kích hoạt chứng kinh hoàng ban đêm. Amidan mở rộng và adenoids chặn đường thở trong khi ngủ, gây khó thở và làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ suốt đêm. .

Một số tình trạng khiến trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ như hội chứng chân không nghỉ hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cũng có thể gây ra chứng sợ hãi ban đêm. Bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra để điều trị các chứng bệnh này.

Khám nhi
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm

5. Đánh thức theo lịch trình là gì?

Nếu nhận thấy rằng các cơn kinh hoàng về đêm của trẻ xảy ra vào cùng một thời điểm trong đêm, bạn có thể thử sử dụng phương pháp “đánh thức theo lịch trình”. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách đánh thức trẻ một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng khoảng 15 hoặc 20 phút trước khi thời điểm trẻ hay bị kinh hoàng ban đêm. Kỹ thuật này có thể thay đổi trạng thái giấc ngủ của trẻ giúp ngăn chặn nỗi kinh hoàng ban đêm. Khi lặp đi lặp lại hành động, trẻ có thể học cách tự động thức dậy để tránh cơn kinh hoàng về đêm.

Nỗi kinh hoàng ban đêm của trẻ có thể xảy ra ở các thời điểm trong giấc ngủ của trẻ. Thay vì cố đánh thức trẻ lúc này thì cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp trên, đồng thời giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học, đi ngủ đúng giờ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan