Dinh dưỡng khi bị cảm lạnh

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Cảm lạnh là căn bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường không nguy hiểm nhưng gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Người bệnh cảm lạnh thường không có cảm giác ngon miệng, ăn khó tiêu. Vì vậy dinh dưỡng cho người bệnh khi bị cảm lạnh cũng cần được lưu ý.

Thực phẩm hỗ trợ chống cảm cúm

Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc chống lại bệnh cảm lạnh, làm giảm một số triệu chứng khó chịu và thậm chí giúp cho người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe:

  • Ăn súp hoặc cháo gà còn nóng có thể giúp làm dịu tình trạng cảm lạnh. Các nghiên cứu cho thấy món ăn này có tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món ăn nóng khác. Khi ăn cháo hoặc súp gà, nên bỏ thêm một số gia vị như hành, gừng, tía tô để làm giảm triệu chứng nhanh hơn.
  • Ăn cơm nên chọn canh có vị chua nhẹ như canh khế, canh dưa chua khi ăn nên cho gia vị rau thơm như hành, lá tía tô, khi nấu nên cho gừng có vị nóng làm cho cảm cúm mau lành
Súp gà
Các loại súp nóng có tác dụng cải thiện các triệu chứng cảm cúm

  • Trái cây cam, quýt, chanh, xoài.... có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Dùng nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước xoài, sẽ có nhiều vitamin và bồi phụ nước sẽ cảm thấy khỏe hơn.
  • Trà gừng nóng là nước uống tốt khi bị cảm lạnh, vừa làm nóng cơ thể vừa làm dịu họng giảm ho. Khi uống trà gừng nóng có thể pha cùng mật ong.
Trà gừng
Trà gừng là một thức uống tuyệt vời điều trị cảm cúm

  • Nước ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm bớt triệu chứng của cảm cúm như nghẹt mũi hoặc đau họng.
  • Sữa chua là thức uống cũng rất tốt cho cơ thể vì nó có những lợi khuẩn, dễ tiêu hóa.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan