Con trai có phát triển chiều cao cho đến khi 25 tuổi?

Di truyền là yếu tố lớn nhất quyết định chiều cao của con trai. Các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống và thời lượng ngủ cũng đóng vai trò quan trọng. Sau tuổi dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao của con trai sẽ rất chậm, hầu hết đều đạt đến chiều cao trưởng thành vào cuối tuổi thiếu niên.

1. Con trai phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi?

Tuổi phát triển chiều cao của con trai ở giai đoạn dậy thì là nhanh nhất. Có những bé trai dậy thì sớm khi 9 tuổi, cũng có bé dậy thì muộn ở tuổi 15. Đa số chiều cao của con trai phát triển vượt trội nhất ở độ tuổi từ 12 - 15.

Tuổi dậy thì ở nam giới có thể kéo dài từ 2 - 5 năm. Tuổi dậy thì càng kéo dài không có nghĩa là có chiều cao phát triển tốt hơn người có thời gian dậy thì ít hơn.

Hầu hết con trai phát triển chiều cao chỉ một chút sau tuổi 18. Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ dậy thì ở tuổi thiếu niên và tiếp tục phát triển chiều cao đến 20 tuổi.

Lý do khiến hầu hết con trai ngừng phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì là các sụn tăng trưởng đã hợp nhất. Sụn tăng trưởng là phần xương dài ra, được tìm thấy ở gần hai đầu xương dài của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

XEM THÊM: Bé trai phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi thì dừng?

Con trai có phát triển chiều cao cho đến khi 25 tuổi
Qua tuổi 18, con trai chỉ phát triển chiều cao thêm một chút nữa

2. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao ở con trai?

Phần lớn chiều cao được quyết định bởi di truyền học. Tuy nhiên, các yếu tố khác như thời gian ngủ và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ phát triển chiều cao ở nam giới. Cụ thể:

2.1. Di truyền học

Chiều cao chịu sự chi phối lớn nhất bởi yếu tố di truyền. Người ta ước tính rằng khoảng 80% chiều cao chịu tác động bởi di truyền, 20% còn lại bởi các yếu tố bên ngoài.

Dự đoán chiều cao ở tuổi trưởng thành ở bé trai được tính bằng công thức:

  • (Chiều cao của bố + Chiều cao của mẹ) chia cho 2 rồi đem kết quả tính được cộng với 6cm.

Dự đoán chiều cao ở tuổi trưởng thành ở bé gái được tính bằng công thức:

  • (Chiều cao của bố + Chiều cao của mẹ) chia cho 2 rồi đem kết quả tính được trừ đi 6cm.

Ví dụ: nếu người bố có chiều cao 1m80 và mẹ là 1m62, thì dự đoán chiều cao của bé trai là khoảng 1m78. Tuy nhiên, đây chỉ là một phép tính mang tính chất tương đối.

2.2. Dinh dưỡng

Xếp sau di truyền, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ 2 có ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường bị còi cọc, chậm phát triển.

Khẩu phần ăn thiếu protein là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, thiếu hụt khoáng chất, vitamin D, vitamin A cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ.

27 tuổi nên bổ sung Omega 3, vitamin E và vitamin C liều lượng như thế nào
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng chiều cao ở nam giới

2.3. Giấc ngủ

Ngủ là khoảng thời gian để cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởnghormone kích thích tuyến giáp. Đây là 2 loại hormone cần thiết cho sự phát triển của xương.

Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến thấp còi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn về vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

2.4. Thuốc men

Một số loại thuốc kích thích được sử dụng trong điều trị rối loạn ADHD có thể gây chậm phát triển chiều cao. Tuy nhiên, hiện vẫn cần nghiên cứu thêm.

Năm 2015, nghiên cứu trên 410 trẻ độ tuổi từ 0,9 đến 16,1 đã tìm hiều về mối liên hệ giữa các chất kích thích điều trị ADHD và nguy cơ thấp còi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại thuốc này dẫn đến việc tạm ngừng tăng trưởng chiều cao và cân nặng. Ngay cả sau 6 năm ngừng dùng thuốc, những đứa trẻ vẫn không bắt kịp tốc độ phát triển dự tính.

Trong khi đó, vào năm 2014, một nghiên cứu khác trên 340 trẻ mắc chứng ADHD cho đến khi trưởng thành đã kết luận rằng thuốc kích thích không ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

2.5. Tình trạng sức khỏe

Các bệnh di truyền hoặc mãn tính có thể làm tăng nguy cơ còi cọc gồm có:

Hội chứng down ở thai nhi
Hội chứng Down khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao và trí não

3. Làm thế nào để tăng trưởng chiều cao sau tuổi dậy thì?

Chiều cao ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài sau khi sụn tăng trưởng đã hợp nhất. Ngay cả tập thể dục cùng một chế độ ăn lành mạnh không giúp cải thiện chiều cao trong trường hợp này.

Thay vào đó, bạn nên tập trung vào cải thiện tư thế. Bằng cách duỗi thẳng cột sống, chiều cao sẽ tăng thêm chút ít, nhưng không thể làm xương dài thêm.

Một số cách để cải thiện tư thế gồm có:

  • Thực hiện bài tập giãn cơ thường xuyên
  • Thực hiện bài tập Core
  • Thường xuyên ngồi với tư thế phù hợp
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Vượt qua cảm giác lười biếng

Chiều cao dao động khoảng 0,76cm từ khi thức dậy đến khi đi ngủ do sức nén lên cột sống trong cả ngày. Bạn sẽ nhận thấy bản thân cao hơn một chút vào buổi sáng so với buổi tối. Nếu bạn vẫn đang tăng trưởng chiều cao, chế độ ăn cân bằng và ngủ đủ giấc sẽ giúp tối đa hóa tiềm năng đó.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là lựa chọn đúng đắn của cha mẹ để có những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con. Khi thực hiện thăm khám sức khỏe tại Vinmec, bé sẽ được thăm khám với chuyên gia về Nội tiết nhi, được thực hiện các xét nghiệm nội tố sinh dục trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi xương, chụp MRI não hoặc một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định đúng nguyên nhân gây dậy thì sớm/ muộn, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và chiều cao để can thiệp kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

212.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan