Cân nặng bé trai 15 tháng tuổi?

Cân nặng bé trai 15 tháng tuổi là một trong những chỉ số phát triển mà cha mẹ quan tâm nhất khi trẻ bước đến độ tuổi này. Để biết bé trai 15 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, trẻ 15 tháng ăn gì để tăng cân,... các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết chia sẻ sau đây.

1. Bé trai 15 tháng nặng bao nhiêu kg?

Cân nặng của bé trai 15 tháng tuổi bình thường là 10.3kg. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu có cân nặng 9.2kg hoặc bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng chỉ 8.4kg. Ngược lại, bé có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng là 11.6kg và bị béo phì nếu cân nặng là 12.7kg.

Bên cạnh cân nặng bé trai 15 tháng tuổi, cha mẹ cũng rất quan tâm tới chỉ số chiều cao của bé. Theo đó, bé cao trong khoảng 74.4 - 79.1cm, trung bình là 76.5cm.

Trong giai đoạn này, trẻ vẫn còn ngủ 2 giấc ngủ ngắn mỗi ngày. Cha mẹ nên tập cho bé có các giấc ngủ dài và ngắn đúng giờ ngủ và nên khuyến khích trẻ ngủ ở giường riêng.

2. Chăm sóc dinh dưỡng cho bé 15 tháng tuổi phát triển toàn diện

Trẻ 15 tháng tuổi đã có hệ tiêu hóa gần như phát triển toàn diện nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khá cao, cần một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để phát triển tốt về tinh thần và thể chất. Cha mẹ nên cho trẻ bú mẹ tới khi được 24 tháng tuổi và bổ sung thêm dưỡng chất từ các thực phẩm bên ngoài.

2.1 Số bữa ăn của trẻ trong ngày

Mỗi ngày, cha mẹ nên cho bé ăn 5 - 6 bữa (gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ) và tiếp tục duy trì việc bú sữa mẹ. Nếu trẻ ngừng bú mẹ thì phụ huynh nên cho trẻ dùng thêm sữa công thức hoặc sữa bò tươi. Trong bữa chính, thực đơn của trẻ cần đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, sắt, kẽm,... Còn trong bữa phụ, cha mẹ nên cho trẻ ăn rau xanh, trái cây và các chế phẩm từ sữa,...

Trong giai đoạn này, lịch trình ăn uống của trẻ đã khá ổn định và gần giống người lớn. Cha mẹ có thể căn cứ vào thói quen ăn uống của trẻ và nhịp độ sinh hoạt của gia đình mình để lên thời gian biểu cho các bữa ăn của trẻ 15 tháng tuổi một cách hợp lý.

Cha mẹ có thể tham khảo thời gian biểu sau:

  • Bữa sáng chính: 8h sáng
  • Bữa phụ gần trưa: 10 - 11h sáng
  • Bữa trưa chính: 13h chiều
  • Bữa phụ gần tối: 15 - 16h chiều
  • Bữa tối chính: 18h
  • Bữa phụ khuya: 21h.

2.2 Nhu cầu năng lượng hằng ngày của bé trai 15 tháng tuổi

Trẻ 15 tháng ăn gì để tăng cân? Đây là lứa tuổi trẻ phát triển nhanh về thể chất và trí não nên mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để trẻ tăng cân đều. Nguyên tắc chính là cần đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ các chất gồm: Tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.

Cân nặng bé trai 15 tháng tuổi
Cân nặng của bé trai 15 tháng tuổi thường rơi vào khoảng 10,3kg

Lượng thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé 15 tháng tuổi trong 1 ngày như sau:

  • Sữa: 600ml (sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa bò,...);
  • Rau xanh: 50 - 80g;
  • Quả chín: 60 - 100g;
  • Gạo nấu cháo: 75 - 90g;
  • Dầu (mỡ): 15 - 20g (khoảng 4 - 6 thìa cà phê 5ml);
  • Thịt/cá/tôm/trứng: 75 - 90g.

2.3 Một số lưu ý quan trọng

  • Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều các loại hoa quả chứa vitamin C, khuyến khích trẻ uống nước lọc;
  • Khuyến khích trẻ ăn rau quả;
  • Cắt đồ ăn thành từng miếng nhỏ để trẻ không bị nghẹn;
  • Cho trẻ ngồi trên ghế ăn cao ngang bàn ăn để tăng cường giao tiếp với người lớn;
  • Không nên ép trẻ ăn hết toàn bộ thức ăn;
  • Tránh cho trẻ ăn kẹo cứng, hạt cứng, kẹo cao su,... để tránh nguy cơ bị dị vật đường thở do hít sặc khi nuốt;
  • Khuyến khích trẻ tự ăn bằng thìa, có bát riêng;
  • Nên đánh răng cho trẻ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Để đảm bảo cân nặng bé trai 15 tháng tuổi trong mức tiêu chuẩn và giúp bé phát triển tốt, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, phụ huynh cần chú ý tới lượng bữa ăn trong ngày và lượng dinh dưỡng của thực phẩm để cân đối sao cho phù hợp.

Để giúp trẻ 15 tháng tuổi phát triển chiều cao, cân nặng đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan