Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé

Hen suyễn là một căn bệnh về đường hô hấp mãn tính mà trẻ hay mắc phải. Khi trẻ được chẩn đoán mắc hen suyễn, cha mẹ sẽ đóng vai trò là người trực tiếp chăm sóc cần trang bị cho mình những kiến thức về cách quản lý cơn hen suyễn hiệu quả tại nhà cho trẻ. Cùng tìm hiểu cụ thể các cách trị hen suyễn cho bé qua nội dung sau!

1. Cách nhận biết trẻ bị mắc hen suyễn

Hen suyễn được đánh giá là một trong những bệnh viêm đường hô hấp mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Đây cũng là bệnh lý khiến số ca trẻ nhỏ phải nhập viện điều trị và gây tử vong. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị hen suyễn và trang bị kiến thức về những cách trị hen suyễn tại nhà cho bé là những điều mà các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ bị mắc hen suyễn, bao gồm:

  • Khó thở, tăng tần suất thở khò khè.
  • Tăng tần suất cơn ho, nhất là khi trẻ ngủ.
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi và giảm đáng kể các hoạt động thể thao.
  • Trẻ có xu hướng giảm các hoạt động thường ngày, bao gồm cả bú và ăn.

Nếu cho có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời:

  • Những triệu chứng hen suyễn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí trẻ có biểu hiện thở nhanh hoặc khó thở ngay cả khi sử dụng thuốc giãn phế quản hay những thuốc có tác dụng ngắn.
  • Trẻ có biểu hiện nói chuyện đứt đoạn, khó khăn hoặc ngắt từng từ.
  • Trẻ phải ngồi thở, các cơ hô hấp phụ dường như bị co kéo (giữa vùng cổ, xương sườn, cánh mũi phập phồng).
  • Trẻ có dấu hiệu lơ mơ, tím tái đầu ngón tay hoặc môi (biểu hiện nguy kịch).

2. Các cách trị hen suyễn tại nhà cho bé đúng cách

Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, do đó trẻ sẽ có nguy cơ cao phải chung sống với bệnh suốt đời. Trước khi tìm cách trị hen suyễn cho bé, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ nhi khoa thăm khám và đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp nhất. Đối với những trường hợp bệnh nhi bị hen suyễn mức nhẹ và vừa có thể áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ tại gia. Dưới đây là một số cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng những nguyên liệu thiên nhiên mà cha mẹ có thể tham khảo.

2.1. Cách trị hen suyễn cho bé bằng tía tô và ô mai mơ

Sự kết hợp giữa lá tía tô và ô mai mơ là một lựa chọn điều trị hen suyễn thích hợp dành cho trẻ. Bạn có thể chuẩn bị một nắm lá tía tô vừa đủ, 50ml rượu trắng, 0,5kg mơ và 80g muối. Bạn cần tiến hành vò nát lá tía tô cùng với muối và vắt bỏ phần nước đầu tiên. Sau đó, rửa sạch mơ bằng nước muối đã pha loãng và trộn cả 3 nguyên liệu vừa chuẩn bị vào trong một bình lớn.

Bạn nên đổ nước sắp bề mặt quả mơ và nén lại bằng một vật nặng tương tự như muối cà. Ngâm mơ trong khoảng 7 – 15 ngày, sau đó cho bé ngậm từ 2 – 3 quả / ngày. Chỉ sau khoảng 3 – 5 ngày, cơn ho của trẻ sẽ được cắt giảm nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khản tiếng, nặng ngực và đờm.

2.2. Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng mật ong và chanh vàng

Mẹ có thể chuẩn bị khoảng 1kg chanh vàng, 600g đường phèn, 1l mật ong và lượng muối hạt vừa đủ. Chanh vàng sau khi rửa sạch bằng muối hạt có thể đem ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút và vớt ra để cho ráo nước. Tiếp đến, bạn đập nhỏ đường phèn để chuẩn bị cho khâu ngâm chanh.

Mẹ có thể thái chanh nguyên vỏ thành từng lát mỏng, sau đó xếp lần lượt cứ một lớp chanh rồi đến một lớp đường phèn. Tiếp đó, đỏ mật ong ngập toàn bộ mặt chanh và đậy kín hũ. Chỉ sau 1 tháng, bạn có thể cho trẻ sử dụng cách trị hen suyễn đơn giản này.

Mỗi sáng, mẹ có thể pha cho bé một thìa nhỏ hỗn hợp chanh vàng mật ong để giảm nhanh các triệu chứng hen suyễn. Đối với trường hợp trẻ bị hen suyễn nặng hơn có thể uống 3 thìa mỗi ngày. Theo đánh giá của các chuyên gia, loại đồ uống này có tác dụng thông thoáng đường thở, làm loãng đờm nhớt ở phế quản và giúp trẻ dịu nhanh cơn hen.

2.3. Tinh dầu khuynh diệp – Cách trị hen suyễn cho bé hữu hiệu

Trong tinh dầu khuynh diệp có chứa một lượng lớn chất Eucalyptol giúp mũi thông thoáng và phân huỷ lớp niêm dịch hiệu quả. Bởi vậy, việc sử dụng tinh dầu khuynh diệp được xem là một trong những cách trị hen suyễn tại nhà cho bé đem lại kết quả tuyệt vời, giúp trẻ thông thoáng đường thở và dễ dàng hơn trong các hoạt động hô hấp.

Mỗi khi trẻ lên cơn hen, bạn có thể nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực bé và tiến hành mát xa nhẹ nhàng trong vòng 2 – 5 phút. Sau đó, ủ ấm ngực cho trẻ trong khoảng 60 phút. Với hoạt chất kháng viêm Eucalyptol trong tinh dầu khuynh diệp sẽ giúp các triệu chứng viêm ống phế quản của trẻ giảm ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa một chút tinh dầu khuynh diệp lên khăn tay và đặt ngay cạnh gối mà trẻ hay nằm trước khi bé đi ngủ. Hương thơm của tinh dầu sẽ toả ra và giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn trong lúc ngủ.

3. Trẻ bị hen suyễn nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?

3.1. Những thực phẩm mà trẻ bị hen suyễn cần tránh

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm bùng phát hoặc khiến cơn hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà trẻ không nên tiêu thụ:

  • Các thực phẩm chứa nhiều calo: Đây là nhóm thực phẩm đứng đầu danh sách khuyến cáo trẻ bị hen suyễn không nên ăn. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu calo sẽ khiến trẻ dễ tăng cân, béo phì và làm nghiêm trọng hơn những triệu chứng hen suyễn. Vì vậy, phụ huynh nên cân bằng lượng calo mà trẻ nạp vào cũng như tiêu thụ nhằm cung cấp nguồn năng lượng hợp lý cho bé.
  • Các loại đồ uống có gas: Gây đầy hơi, tạo áp lực lên cơ hoành và gây khó thở cho những trẻ bị trào ngược acid. Cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé trong ngày và hạn chế lượng nước có gas mà bé tiêu thụ.
  • Thực phẩm có chứa các chất bảo quản: Chất bảo quản Salicylat trong thực phẩm được xem là nguyên nhân phổ biến làm khởi phát cơn hen suyễn của trẻ. Do đó, cha mẹ cần thận trọng trong khâu chọn lựa các thực phẩm như cà phê, trà, gia vị và thảo mộc trước khi cho trẻ sử dụng.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Ước tính có khoảng 5% số trường hợp trẻ bị hen suyễn trở nặng bệnh do ăn phải đồ gây dị ứng, chẳng hạn như hải sản hoặc các loại hạt. Ngay cả nước dùng và bột canh, cha mẹ cũng cần cảnh giác khi cho trẻ ăn.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: Theo nghiên cứu cho biết, việc cho trẻ bị hen suyễn ăn nhiều các thực phẩm mặn có thể làm tăng phản ứng với khí quản do tiêu thụ lượng natri lớn. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ quá mặn hoặc thực phẩm chua gắt như đồ muối chua, giấm hay chanh.
  • Thực phẩm đông lạnh: Các thực phẩm đông lạnh thường chứa nhiều chất bảo quản natri bisulfit và Sulfite, rất có hại cho trẻ mắc bệnh hen suyễn. Vì vậy, bạn nên tránh cho trẻ ăn nhiều những đồ như hải sản đông lạnh hoặc cá đông lạnh,...
  • Một số thực phẩm khác: Ngoài ra, trẻ bị hen suyễn cũng cần tránh tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo chuyển hóa và omega – 6 hoặc các loại thực phẩm được ngâm chua.

3.2. Những thực phẩm mà trẻ bị hen suyễn nên tiêu thụ

Để cải thiện các triệu chứng và tăng cường tính hiệu quả cho các cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, phụ huynh nên cho trẻ tiêu thụ nhiều những loại thực phẩm có lợi sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Những loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, bưởi, dưa vàng, súp lơ xanh, trái kiwi, cà chua.... thường được khuyến khích cho trẻ bị hen suyễn. Những thực phẩm này giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng và thở khò khè nhờ hàm lượng chất oxy hoá cao.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Các loại thực phẩm như cá hồi, trứng, nấm và sữa có chứa hàm lượng lớn vitamin D, rất cần thiết trong chế độ ăn uống giúp hỗ trợ cách trị hen suyễn cho bé ngay tại nhà. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D đã được chứng minh có tác dụng giảm các triệu chứng hen suyễn, đồng thời cải thiện chức năng phổi và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ.
  • Thực phẩm giàu omega – 3: Chất béo tốt omega – 3 thường có trong các loại cá và hạt, giúp chống viêm và cải thiện triệu chứng hen suyễn cho trẻ hiệu quả.
  • Thực phẩm chứa nhiều magie: Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ hen suyễn không thể thiếu thực phẩm giàu magie, chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt, rau xanh, các loại đậu, chuối, atiso,.... Những thực phẩm này giúp kháng viêm và giãn cơ trơn phế quản rất tốt.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá: Cha mẹ cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ hen suyễn bằng những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như cam, cà rốt, rau củ màu vàng,... Những thực phẩm này giúp khắc phục tổn thương phổi, đồng thời kháng viêm rất tốt cho trẻ bị hen suyễn.
  • Các loại thực phẩm khác: Trái cây, thực phẩm giàu vitamin A hoặc Alliums có thể giúp hạn chế viêm nhiễm và cải thiện hiệu quả các tình trạng hô hấp cho trẻ.

4. Cần làm gì để phòng ngừa khởi phát cơn hen suyễn cho trẻ?

Bên cạnh những cách trị hen suyễn cho bé tại nhà, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau nhằm tránh làm bùng phát các triệu chứng hen suyễn:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên không khí, khói xe, khói thuốc lá hoặc ô nhiễm môi trường.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và nơi trẻ ở sạch sẽ, gọn gàng, tránh trải thảm.
  • Giặt giũ khăn trải giường và chăn thường xuyên cho trẻ bằng nước nóng, sau đó phơi khô ngoài nắng.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất nặng mùi gây kích thích.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp.

Tóm lại, hen suyễn là một căn bệnh về đường hô hấp mãn tính mà trẻ hay mắc phải. Khi trẻ được chẩn đoán mắc hen suyễn, cha mẹ sẽ đóng vai trò là người trực tiếp chăm sóc cần trang bị cho mình những kiến thức về cách quản lý cơn hen suyễn hiệu quả tại nhà cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan