Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

Trẻ nhỏ rất dễ ốm vặt và dễ tái phát, hay gặp các bệnh như viêm họng, viêm phế quản phổi, cảm cúm... Nguyên nhân hàng đầu là do sức đề kháng trẻ còn yếu kém, kết hợp các yếu tố khác như thay đổi thời tiết hay môi trường sống, thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh... Vậy trẻ hay ốm phải làm sao và cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt như thế nào?

1. Tại sao trẻ hay bị ốm?

Nguyên nhân gây nên tình trạng này rất phức tạp, là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau nhưng cơ bản có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:

  • Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, còn yếu kém: Giai đoạn đầu, trẻ nhận được kháng thể thông qua sữa mẹ, còn gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Sau đó hệ miễn dịch sẽ phát triển tỉ lệ thuận với độ tuổi của bé. Do hệ thống miễn dịch trẻ nhỏ còn yếu nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Một cách tăng cường đề kháng cho trẻ chủ động là tiêm vắc xin, tuy nhiên vắc xin chỉ hiệu quả với một số bệnh lý nhất định trong khi các bệnh ốm vặt hay gặp như cảm cúm, viêm nhiễm hô hấp trên lại do nhiều loại vi rút gây ra;
  • Hệ thống tiêu hóa chưa tốt: Khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn của trẻ còn kém do hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, lượng men tiêu hoá thiếu hụt. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở những trẻ biếng ăn, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Ngoài ra những yếu tố bên ngoài như khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, thói quen ép trẻ ăn... sẽ gây tác động không tốt đến các sức khỏe tổng thể và tạo điều kiện cho nhiều bệnh ốm vặt xảy ra;
  • Khả năng sử dụng thuốc điều trị còn hạn chế: Nhiều thuốc điều trị ốm vặt chống chỉ định hoàn toàn với trẻ nhỏ, dẫn đến nhiều bệnh lý cần phải uống thuốc nhưng trẻ nhỏ lại không thể sử dụng. Trong đó nổi bật nhất là thuốc kháng sinh, vừa có thể gây hại vì tác dụng phụ vừa gây mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột, làm hoạt động tiêu hóa kém đi. Kết quả cuối cùng vẫn là ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ ốm vặt;
  • Một số trẻ mắc chứng suy giảm miễn dịch: Tình trạng này làm cơ thể hạn chế hoặc không sinh đáp ứng miễn dịch với các tác nhân gây ốm vặt hay gặp. Do đó., cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch có thể do bẩm sinh (suy giảm miễn dịch tiên phát) hoặc mắc phải (suy giảm miễn dịch thứ phát).

Xem ngay: Nhu cầu kẽm khi trẻ cảm lạnh, phát ban và cần tăng cường miễn dịch

Trẻ bị thâm nhiễm rốn phổi trái sau nhiễm Covid có sao không?
Duy trì thói quen ngủ đủ giấc là cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

2. Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

Trẻ hay ốm phải làm sao là thắc mắc của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Các chuyên gia y tế đưa ra một số cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt sau đây:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất và còn chứa lượng lớn các kháng thể (đặc biệt là sữa non) cần thiết cho cơ thể chống lại các tác nhân gây ốm vặt;
  • Xây dựng lối sống khoa học: Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là những cách giúp trẻ hạn chế sự tấn công của các loại vi sinh vật gây bệnh;
  • Tạo thói quen cho trẻ vận động, đặc biệt tham gia các hoạt động ngoài trời là một trong những cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt hiệu quả. Thói quen này vừa giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh vừa tăng cường hấp thụ vitamin D để phát triển chiều cao:
  • Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng;
  • Tiêm ngừa vắc xin: Đây là một cách tăng cường đề kháng cho trẻ vừa chủ động, vừa an toàn. Trẻ dưới 3 tuổi nên tiêm đủ các mũi vắc xin phòng ngừa viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, thủy đậu...

Trong trường hợp trẻ mắc phải các bệnh lý nặng, nguy hiểm tính mạng thì cần thiết phải sử dụng đến kháng sinh, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của bé hoặc để lại biến chứng ảnh hưởng sau này.

Để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh, cha mẹ trẻ không được tự ý sử dụng mà phải thông qua quá trình thăm khám, chỉ định đúng liều lượng và đủ thời gian của bác sĩ. Điều này còn góp phần hạn chế hiện tượng kháng thuốc kháng sinh đang càng ngày càng phổ biến hiện nay.

Xem ngay: Có nên dùng thuốc bổ cho trẻ hay ốm vặt không?

cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt

3. Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì?

Bên cạnh các cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt nêu trên, một vấn đề khác mà cha mẹ cần quan tâm chính là trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì:

Chế độ dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng, quyết định rất lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Khẩu phần ăn của bé cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin và các yếu tố vi lượng. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho ăn theo nhu cầu của từng trẻ, tuyệt đối không ép ăn vì có thể gây nôn ói, trớ. Tình trạng nôn ói có thể đưa thức ăn vào mũi, hít vào phế quản phổi gây viêm nhiễm kéo dài hoặc nghẹt thở gây nguy hiểm tính mạng.

Bên cạnh các loại thực phẩm quen thuộc như thịt, cá, trứng... Cha mẹ nên tập thói quen cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, đồng thời hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, nước uống có ga, đồ ngọt...

Để tăng cường đề kháng cho trẻ, cha mẹ cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục đều đặn, hợp lý cùng với khẩu phần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất như: protein được bổ sung từ thịt bò, gà, lợn hoặc từ các loại đậu; chất béo nên ưu tiên lựa chọn nguồn cung cấp chất béo không no.

Đặc biệt, cha mẹ không nên bỏ qua việc bổ sung lợi khuẩn (hay probiotics) vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ nhỏ. Cách phòng tránh trẻ hay ốm vặt này vừa đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, giúp tăng cường đề kháng cho trẻ và từ đó ngăn ngừa sự các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Hệ miễn dịch đóng vai trò quyết định đến tần suất ốm vặt của trẻ, những bé có hệ miễn dịch yếu được ví như "một cái máy dự báo thời tiết” vì mỗi khi thời tiết thay đổi là trẻ rất dễ bị ốm.

Thực tế, hệ miễn dịch chỉ khỏe mạnh khi đường ruột của trẻ cũng khỏe mạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung lợi khuẩn giúp các hạch sản xuất tế bào miễn dịch tại ruột làm việc hiệu quả hơn, tăng cường đề kháng cho trẻ và mẹ không còn phải quá lo lắng việc trẻ hay ốm vặt nữa. Rất nhiều nghiên cứu tin cậy trên thế giới đã chứng minh việc bổ sung lợi khuẩn giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng ở trẻ dưới 9 tuổi.

Tuy nhiên, việc cải thiện triệu chứng trẻ biếng ăn có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan