Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em

Ý nghĩa của giấc ngủ đối với trẻ em là nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất, giúp trẻ cao lớn và học giỏi. Theo đó, trẻ em ngủ không sâu giấc đôi khi là vấn đề gây lo lắng cho cha mẹ. Lúc này, hiểu về nhu cầu giấc ngủ của trẻ em là bước đầu tiên để mang lại giấc ngủ ngon hơn cho con, cũng như giúp con được nghỉ ngơi cần thiết để lớn lên một cách mạnh mẽ và khỏe mạnh.

1. Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe của trẻ em

Ý nghĩa của giấc ngủ đối với trẻ em là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trí não trẻ. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số hài lòng và hạnh phúc của trẻ, nghiên cứu cho thấy giấc ngủ của trẻ em còn ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và chú ý, ghi nhớ, tính toán, học ngôn ngữ và các kỹ năng khéo léo.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng, đặc biệt là giấc ngủ trong giai đoạn sơ sinh. Theo đó, trẻ em ngủ không sâu giấc, trẻ thường quấy khóc sẽ chậm tăng trưởng hơn trẻ ngủ đầy đủ.

2. Điều gì sẽ xảy ra khi trẻ em ngủ không sâu giấc?

Như mọi bậc cha mẹ đều biết, một đứa trẻ em ngủ không sâu giấc có thể xoay vần giữa cáu kỉnh và hiếu động, với những tác động có thể tương tự như chứng tăng động giảm chú ý. Buồn ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chú ý của trẻ, ảnh hưởng đến thành tích ở trường. Ngay cả việc hạn chế ngủ tối thiểu cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, có đến 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi không ngủ đủ giấc. Điều này thật đáng lo ngại vì thời thơ ấu ngủ không đủ giấc có liên quan đến viêm mũi dị ứngsuy giảm miễn dịch, gây bồn chồn và căng thẳng. Ngoài ra, còn có bằng chứng về trẻ em ngủ không sâu giấc có thể dẫn đến các nguy cơ tim mạch trong tương lai như béo phì, tiểu đườnghuyết áp cao.

Ở trẻ lớn hơn, nếu không được ngủ đủ giấc, kết quả học tập sẽ bị đình trệ; đồng thời, sức khỏe tâm thần và kỹ năng xã hội cũng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đây còn là một yếu tố nguy cơ của lạm dụng chất kích thích và các vấn đề sức khỏe tâm lý cũng như các vấn đề tức thì hơn như tai nạn xe hơi và chấn thương thể thao.

Trẻ thi thoảng giật giật người, chân tay khi ngủ là bị làm sao?
Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ.

3. Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ em thường gặp

Những vấn đề có vẻ nhỏ đối với người lớn thường rất quan trọng đối với một đứa trẻ, vì vậy, những sự kiện xung quanh như mọc răng, ốm đau, đi đến ở một nơi khác, thay người chăm sóc mới, thay đổi lịch trình hoặc những khó chịu nhỏ như dị ứng, cảm lạnh và tai nhiễm trùng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ em.

Theo đó, một số rối loạn giấc ngủ ở trẻ em phổ biến nhất có thể là:

  • Nỗi sợ và cơn ác mộng về đêm

Những cơn ác mộng có thể đáng sợ đối với trẻ mới biết đi, những trẻ gặp khó khăn hơn trong việc phân biệt đâu là thật và đâu là giả. Trẻ em thường thức giấc sau những cơn ác mộng, thường xảy ra trong giấc ngủ REM. Nếu điều này xảy ra, hãy trấn an trẻ và nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại giấc ngủ.

Chứng kinh hoàng ban đêm, còn được gọi là chứng kinh hoàng khi ngủ, là một chứng mất ngủ xảy ra vào đầu đêm trong giấc ngủ không REM ở khoảng 1/3 trẻ em. Trẻ có thể la hét và đứng thẳng người trong cơn kinh hoàng về đêm nhưng trẻ thường không thức dậy hoặc nhớ sự việc vào buổi sáng. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là đảm bảo con luôn được an toàn, cố gắng giữ trẻ lại trên giường nếu có thể. Không cần đánh thức trẻ dậy hay lo lắng quá nếu trẻ thỉnh thoảng trải qua cơn kinh hoàng về đêm. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc phải quá thường xuyên hoặc nếu trẻ buồn ngủ vào ban ngày, cha mẹ cần đến thăm vấn bác sĩ nhi khoa.

  • Ngủ mớ và mộng du

Nói chuyện khi ngủ là một chứng mất ngủ tương đối phổ biến liên quan đến phát âm trong khi ngủ, xảy ra thường xuyên hơn khi trẻ không ngủ đủ giấc. Vì vậy, vệ sinh giấc ngủ thích hợp có thể giúp giảm các bất thường này. Mặc dù bản thân ngủ mớ là vô hại, điều này có thể làm phiền những người khác trong phòng ngủ. Mặt khác, trẻ ngủ mớ đôi khi có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ khác như ác mộng hoặc mộng du.

Nghiên cứu cho thấy, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ sẽ mộng du trước 13 tuổi, với hầu hết các cơn mộng tinh xảy ra trong những năm trước tuổi vị thành niên. Tương tự như ngủ mớ, trẻ bị mộng du không nhận thức được môi trường xung quanh và thường không có hồi ức về hoạt động này sau khi tỉnh dậy. Ngoài buồn ngủ ban ngày, trẻ mộng du có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tùy thuộc vào hành động của mỗi trẻ.

Do đó, nếu trẻ thường bị mộng du, tốt hơn hết là cha mẹ nên bảo vệ an toàn cho phòng ngủ của trẻ và cài đặt chuông báo động. Đánh thức ai đó khoảng nửa giờ trước thời điểm cơn mộng du thường xuyên xảy ra cho thấy là hữu ích.

  • Ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ

Cũng giống như người lớn, trẻ em thỉnh thoảng ngủ ngáy là chuyện bình thường. Ngáy ở trẻ em có thể do sưng amidan hoặc u tuyến vòm họng, dị ứng, béo phì, hút thuốc lá thụ động hoặc các yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu nhận thấy con ngáy quá mức hoặc có biểu hiện tạm dừng thở sau đó thở hổn hển, trẻ có thể đã bị ngưng thở khi ngủ.

Trẻ bị ngưng thở khi ngủ bị rối loạn nhịp thở khiến trẻ thức giấc nhiều lần trong đêm mà trẻ thường không nhận ra. Bằng chứng đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn có thể là khi cha mẹ nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của chứng thiếu ngủ, chẳng hạn như buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung và tăng động. Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cũng như gây gián đoạn giấc ngủ cho các thành viên khác trong gia đình.

  • Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên biểu hiện bằng hình ảnh hai chân của trẻ phải di chuyển liên tục. Cha mẹ có thể nghĩ rằng trẻ chỉ đơn giản là bồn chồn hoặc có tính hiếu động.

Điều trị hội chứng chân không yên vào ban đêm ở trẻ em là bằng cách vệ sinh giấc ngủ thích hợp và duỗi người trước khi đi ngủ. Thuốc bổ sung sắt đã được chứng minh là hữu ích trong việc điều trị cho người lớn nhưng vẫn đang tiến hành nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả của việc bổ sung sắt cho trẻ em.

4. Các biện pháp vệ sinh giấc ngủ cho trẻ em

Những thói quen ban ngày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cha mẹ có thể tạo điều kiện cho một giấc ngủ thoải mái ở con mình bằng cách tuân theo các quy tắc vệ sinh giấc ngủ cơ bản:

  • Thời gian biểu trong ngày của trẻ cần cân đối giữa nghỉ ngơi và vận động.
  • Giữ một giờ đi ngủ đều đặn.
  • Không để tivi trong phòng ngủ của trẻ.
  • Tham gia các hoạt động thể dục hay các hoạt động ngoài trời.
  • Đặt bộ điều nhiệt trong phòng ở nhiệt độ mát hơn một chút.
  • Sử dụng rèm tối màu để cản ánh sáng hoặc dùng đèn ngủ nếu trẻ sợ bóng tối.
  • Giữ phòng ngủ của trẻ yên tĩnh.
  • Cân nhắc dùng máy tạo tiếng ồn trắng nếu môi trường nhiều tạp âm.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn, thức uống có chứa caffeine, không ăn quá nhiều hay đồ ăn ngọt trước khi đi ngủ.
  • Nên cho trẻ ăn nhẹ hay uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Tắt máy tính, màn hình, trò chơi điện tử và các đèn sáng khác khi chuẩn bị tới giờ đi ngủ.
  • Chọn một con thú nhồi bông hoặc một chiếc chăn yêu thích của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần biết rằng thời điểm tốt nhất để đưa con đi ngủ là khi buồn ngủ, không phải khi trẻ đã ngủ để trẻ học cách tự dỗ giấc ngủ đến cho mình. Nếu trẻ mẫu giáo thức dậy vào nửa đêm, hãy đưa trẻ trở lại giường. Tốt nhất là không nên để trẻ sơ sinh ngủ trên giường của cha mẹ, vì ngủ chung sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Tóm lại, nếu cho rằng trẻ em ngủ không sâu giấc hay con có thể bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng trong nhật ký giấc ngủ của trẻ em, kịp thời điều chỉnh với các bước đơn giản như trên. Nếu tình trạng không cải thiện, cha mẹ cần sớm tham vấn bác sĩ nhi khoa. Điều này là vì việc thiết lập thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt sẽ đảm bảo những ý nghĩa của giấc ngủ đối với trẻ em, giúp trẻ trải qua một đêm ngon giấc và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: sleepfoundation.org, racgp.org.au, helpguide.org, webmd.com, hoihendumdlstphcm.org.vn, msdmanuals.com, benhviennhitrunguong.gov.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan