10 cách thú vị để dạy trẻ về giá trị của tiền bạc

Lợi ích đầu tiên khi con hiểu về giá trị của tiền bạc là bé sẽ có thói quen tiết kiệm tiền cũng như tiêu dùng thông minh, đặc biệt trẻ sẽ biết không phải muốn gì là có ngay lập tức. Khi con lớn lên, những nền tảng về tiền bạc sẽ giúp con biết cách quản lý chi tiêu, tránh được nợ nần và có kế hoạch tài chính hợp lý, đồng thời biết quý trọng những đồng tiền mình có được.

1. Dạy trẻ chơi trò bán hàng

Cùng chơi trò bán hàng với trẻ sẽ dạy cho bé về cách thức trao đổi, mua bán hàng hoá hiện đại một cách đầy thú vị và tinh tế nhất.

Bạn hãy sử dụng những hộp carton đã qua sử dụng để làm thùng đựng hàng hoá, sau đó, để bé tự tổ chức và tự quyết định xem mình sẽ bán những gì với số lượng thùng hàng hoá đó theo đề tài mà bạn chỉ định. Sau khi sắp xếp ổn thỏa bạn cũng đừng quên chuẩn bị 1 giỏ mua hàng để dành cho bé chuẩn bi “shopping”. Hãy cùng nhau bắt đầu chuyến mua sắm đầy thú vị trong trí tưởng tượng của trẻ với sự hứng khởi, vui vẻ.

2. Cho trẻ đến ngân hàng

Dẫn trẻ đến ngân hàng đem lại nhiều điều hữu ích hơn so với việc bạn mua cho con một cây kẹo. Trẻ em có cơ hội được hiểu tiền mặt thực sự là gì khi được tận mắt chứng kiến các giao dịch ngân hàng. Sẽ tốt hơn cho con khi được nhìn nhận ngày càng nhiều. Ngay cả một đứa trẻ mẫu giáo cũng có khả năng tự đưa một tấm thẻ cho người giao dịch.

Hãy cân nhắc mở một tài khoản cho bé và giúp con học cách theo dõi tiền tiết kiệm của minh khi con lớn hơn. Trên thực tế, có nhiều ngân hàng mở tài khoản miễn phí cho trẻ em.

ngân hàng
Trẻ em có cơ hội được hiểu tiền mặt thực sự là gì khi được tận mắt chứng kiến các giao dịch ngân hàng

3. Cho con theo dõi hóa đơn

Cho con theo dõi hóa đơn cũng là một cách dạy con về tiền bạc được nhiều cha mẹ áp dụng. Trong khi trẻ đang quan sát, bạn có thể quẹt thẻ tín dụng, nhấn nút và bơm xăng....Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú và tò mò. Hãy để trẻ được khám phá bằng cách để trẻ giúp bạn thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng.

Trẻ mẫu giáo có thể giúp bạn xếp những hóa đơn điện nước, siêu thị,...vào một chỗ. Trẻ lớn hơn có thể giúp ghi lại số tiền trên hóa đơn hoặc thanh toán trực tuyến của bạn.

Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy mình có ích, mà con sẽ có được một quan điểm hoàn toàn mới về dòng tiền. Có thể có một số lợi ích như: Một khi con bạn biết chi phí điện là bao nhiêu, con có thể ý thức hơn về việc tắt đèn khi rời khỏi phòng.

4. Mua sắm tại chợ thay vì siêu thị

Ở siêu thị trẻ em không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của người nông dân. Thay vào đó, đưa con đến chợ nông sản là một cách tuyệt vời để giúp con hiểu mối liên hệ giữa công việc và tiền bạc. Hãy để con tham gia nhiều nhất có thể, khi con lấy giúp bạn một bó cà rốt và giao tiền mặt cho người nông dân, con sẽ thấy nền kinh tế thị trường đang hoạt động.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể giải thích cho con hiểu rằng với số tiền mà người nông dân kiếm được, họ có thể mua thêm vật tư để trồng thêm quả mâm xôi hay những đồ nông sản khác.

Trẻ đi chợ
Đưa con đến chợ nông sản là một cách tuyệt vời để giúp con hiểu mối liên hệ giữa công việc và tiền bạc

5. Biết cách sử dụng phiếu giảm giá

Lần tới khi bạn đi đến cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, hãy để con chịu trách nhiệm về các phiếu giảm giá. Tùy thuộc vào độ tuổi, con có thể là người giữ phiếu giảm giá, người tìm sản phẩm, theo dõi tiền tiết kiệm hoặc cả ba. Sau đó, hãy nói về việc con đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền và bạn định sử dụsố tiền đó như thế nào.

Ngay cả khi không có phiếu giảm giá, bạn cũng nên cố gắng dạy con về tiết kiệm và giảm giá. Trẻ có thể giúp xác định các phiếu giảm giá có thể phù hợp với nhu cầu mua sắm của tuần này (ngay cả những người không đọc cũng có thể làm điều này, vì hầu hết các phiếu giảm giá đều có hình ảnh), giúp cắt chúng ra và cho vào một phong bì lớn.

Hoặc nếu không thể giao dịch với phiếu giảm giá, hãy sử dụng thẻ tiết kiệm hàng tạp hóa của bạn tại một chợ tham gia. Trong khi bạn mua sắm, bạn hãy chỉ ra các giao dịch được đánh dấu cho chủ thẻ và cho trẻ xem khoản tiết kiệm của gia đình bạn trên biên lai sau khi mua sắm.

6. Cho trẻ tình nguyện và quyên góp

Hãy cố gắng dạy cho trẻ nhận ra rằng một số người có nhiều tiền hơn những người khác và những người nhiều tiền hơn có thể giúp đỡ những người ít hơn. Các bậc phụ huynh có thể làm những việc rất đơn giản để cho trẻ có thói quen cho đi, dạy con về tiền bạc để hiểu tiền có giá trị thật, nhưng cũng không phải là tất cả.

Bạn cũng có thể khơi gợi tình yêu thương từ trẻ bằng cách, nếu con là người yêu động vật, hãy cùng trẻ lựa chọn đồ dùng cho nơi ở của động vật hoặc cùng nhau tình nguyện giúp cho chúng ăn.

7. Khuyến khích con bạn kiếm một ít tiền

Kiếm tiền không chỉ mang tính giáo dục mà còn trao quyền được bình đẳng cho trẻ em. Những ý tưởng kiếm tiền cho trẻ em bao gồm bán đồ chơi và quần áo đã cũ ở chợ trời, giúp tổ chức một buổi bán đồ gia đình, làm những món đồ handmade và làm những công việc bình thường quanh nhà để có thêm tiền tiêu vặt.

Những ý tưởng kiếm tiền khác cho trẻ em bao gồm bán đồ chơi và quần áo cũ ở chợ trời, giúp tổ chức một buổi mua bán sân vườn của gia đình và làm những việc vặt xung quanh nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt.

8. Cho trẻ tham gia một lớp học

Nhiều công đoàn tín dụng và ngân hàng cung cấp các hội thảo cho trẻ em. Đừng nghĩ rằng con bạn không hiểu gì cả, hãy trao cho chúng một cơ hội. Bạn sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên về việc trẻ em hứng thú khi được học về tiền như thế nào.

9. Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình

Con bạn muốn đến khu vui chơi giải trí ? Thay vì sử dụng tất cả bằng tiền của bố mẹ, bạn có thể đặt ra một mục tiêu chung cho cả nhà, trong đó có cả tiền tiết kiệm của con để sử dụng nó đến những nơi con thích. Điều này mang lại niềm vui khi tiết kiệm cho cả gia đình và giúp con hiểu được tiền cha mẹ kiếm được không hề dễ dàng.

Trẻ tiết kiệm
Dạy trẻ tiết kiệm là một cách để trẻ hiểu rằng kiếm tiền không hề dễ dàng

10. Cho con chơi game

Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé thử một số trò chơi trực tuyến dạy kỹ năng cho trẻ về việc kiếm tiền hoặc được cấp một số tiền khi tạo tài khoản trên game. Con phải nghĩ cách hợp lý để làm sao vẫn còn tiền hoặc nhiều hơn để tiếp tục chơi vào lần sau. Mặc dù chỉ là trò chơi và tiền ảo nhưng nó giúp ích cho những ý tưởng về thu nhập, tiết kiệm và thua lỗ.

Việc tập cho con biết tiết kiệm và biết sử dụng tiền một cách hợp lý là một trong những hình thức để hình thành thái độ tích cực với đồng tiền. Cha mẹ cũng cần tìm hiểu xem trẻ sẽ làm gì và như thế nào khi cho con tiền, tuy nhiên thay vì bắt trẻ phải công khai về các khoản chi tiêu thì bạn có thể trao đổi với trẻ một cách cởi mở, đùa vui với con về kế hoạch dùng tiền. Chính điều này sẽ giúp con biết trân trọng những đồng tiền mà cha mẹ cho và cảm thấy tự hào khi tự lập sử dụng tiền một cách có ích.

Ở một khía cạnh khác việc dạy trẻ quản lý tài chính sẽ như một kinh nghiệm sống để con cái nhận thấy hành trình gian khổ của việc kiếm tiền và cân nhắc trong vấn đề sử dụng đồng tiền ấy. Nhiều người giàu có, nhưng không hoang phí trong chi tiêu và sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho các hoạt động xã hội từ thiện cũng làm cho con cái “thấm” được cách thức sử dụng tiền hiệu quả và ý thức được giá trị đích thực của đồng tiền. Còn những người nghèo, mỗi khi cần làm một việc gì cũng đều lên kế hoạch rõ ràng, xem tháng này cần tiết kiệm bao nhiêu, như thế nào cho đủ, con cái thể hiện sự yêu thương, sẻ chia với cha mẹ dù là việc nhỏ nhất. Việc cha mẹ định hướng, giúp con cái biết cách tiết kiệm tiền vào những việc làm có mục đích, đúng nghĩa là điều hết sức cần thiết, hình thành cho trẻ thói quen tốt trong chi tiêu, sử dụng tiền.

Bên cạnh đó, để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan