Mẹ mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai là tình trạng rất nhiều bà bầu gặp phải.

1. Vì sao bà bầu thường xuyên bị mất ngủ?

Mất ngủ khi mang thai là triệu chứng rất phổ biến trong suốt thai kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra bởi những nguyên nhân sau:

  • Thay đổi hormone.
  • Không tìm được tư thế ngủ thoải mái nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.
  • Thường xuyên ngủ mơ.
  • Thường xuyên bị chuột rút nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ.
  • Tiểu tiện thường xuyên.
  • Thai nhi cử động liên tục gây khó ngủ.

2. Mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

Thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến mẹ bầu không tỉnh táo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

  • Mất ngủ khiến cơ thể kém tỉnh táo, kiệt sức

Mất ngủ khi mang thai sẽ khiến tinh thần kém tỉnh táo, thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.

  • Mất ngủ khiến não bộ thiếu hụt vi chất

Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến não bộ thiếu oxy và một số chất dẫn đến các bệnh lý như khó chịu, đau đầu, tăng huyết áp.

  • Khó sinh

Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ. Vì vậy, để tránh phải sinh mổ mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc vào ban đêm.

  • Quá trình chuyển dạ kéo dài

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường xuyên bị mất ngủ thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn bình thường.

  • Giảm khả năng tập trung, dễ nổi nóng

Mất ngủ kéo dài sẽ khiến thai phụ thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu, dễ mất tập trung, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

  • Nhanh lão hóa da

Thường xuyên mất ngủ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sắc đẹp của bà bầu. Khi ngủ không đủ giấc làn da của bà bầu nhất là vùng da mặt hay những vùng da thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài sẽ dễ bị lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.

Mẹ mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?
Mất ngủ khi mang thai gây những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé

  • Thường xuyên bị căng thẳng

Những thay đổi về hormone có thể khiến tâm sinh lý của bà bầu thay đổi. Nếu cộng thêm việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng, stress thậm chí gây trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bất kỳ thay đổi nào của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Mất ngủ khi mang thai có thể gây những tác động xấu như sau:

  • Trẻ dễ bị thiếu máu

Từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

  • Trẻ bị chậm phát triển

Thời điểm từ tuần thứ 24 trẻ sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện các giác quan của cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý có thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố.

4. Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai

Việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, bà bầu cũng cần đi ngủ trước 23h và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh. Nếu thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai thì có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng sang một bên để giảm áp lực tử cung lên khung chậu.
Mẹ mất ngủ khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?
Đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng có thể giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn

  • Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh...để kích thích não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ khiến lượng đường trong máu cao, dễ gây khó ngủ.
  • Nếu bị mất ngủ do ợ nóng hãy ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì khô.
  • Tập Yoga, tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ trước khi ngủ sẽ giúp giảm stress, hạn chế chuột rút và có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Không nên ngủ trưa quá 1 tiếng để tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải và khó ngủ vào ban đêm.
  • Nếu khó ngủ bà bầu có thể đọc sách hoặc nghe một bài nhạc nhẹ để thư giãn và dễ ngủ hơn.

Khoảng thời gian 9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm hạnh phúc đối với người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Đặc biệt, bệnh mất ngủ xảy ra trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu bị mất ngủ kéo dài hay mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe trong quá trình mang thai, các sản phụ cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

186.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan