Hướng dẫn xử trí khi bị say tàu xe nặng

Say tàu xe là hiện tượng khá nhiều người gặp phải ở các mức độ khác nhau, gây bất tiện không nhỏ cho việc di chuyển. Dưới đây là những cách xử trí khi bị say tàu xe nặng.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến say tàu xe?

Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể bằng hệ thần kinh, bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, chẳng hạn như khi đi bộ, não sẽ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên, trường hợp di chuyển bằng phương tiện thì sẽ khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn nhau từ các hệ thống cảm giác (bao gồm tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp). Ví dụ như nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe ô tô (mắt không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng cơ thể đang cử động (lên, xuống, trái, phải), nhưng mắt lại chỉ thấy khung cảnh tĩnh bên trong phương tiện. Do đó, tình trạng say tàu xe được giả thiết là do xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra.

Bất kì phương tiện di chuyển nào cũng có thể gây nên say tàu xe. Các triệu chứng của say tàu xe xuất hiện đột ngột, ở các mức độ khác nhau từ cảm giác không thoải mái cho tới vã mồ hôi lạnh, chóng mặt, nôn mửa. Say tàu xe thường dịu đi hoặc hết hẳn khi phương tiện không còn di chuyển nữa (mặc dù đối với một số người hiện tượng say tàu xe có thể kéo dài tới vài ngày). Mức độ say tàu xe sẽ giảm bớt nếu tần suất di chuyển bằng phương tiện tăng lên (nghĩa là càng đi bằng các phương tiện nhiều thì càng “quen”, đỡ bị say tàu xe).

2. Làm thế nào để phòng tránh say tàu xe

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện theo một số cách sau:

Chọn chỗ ngồi trên phương tiện: chọn vị trí ngồi trên phương tiện khá quan trọng, tránh những chỗ ngồi ở cuối phương tiện hoặc ngồi quay mặt về phía sau so với hướng phương tiện di chuyển. Nên chọn những vị trí ngồi cho cảm giác ít chuyển động nhất như:

  • Trên thuyền: chọn khoang ngồi ở giữa hoặc ở phía đầu thuyền, ngang gần với mực nước.
  • Trên máy bay: chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là chỗ ở phía trước so với cạnh trước của cánh máy bay. Khi máy bay cất cánh, hãy chỉnh luồng thông khí hướng vào mặt.
  • Trên tàu hỏa: chọn vị trí ngồi gần về đầu tàu, mặt hướng về phía trước so với hướng tàu di chuyển, và nên ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên xe khách: chọn vị trí ngồi gần phía đầu xe.

Mắt nhìn thẳng về phía trước, tập trung nhìn vào một vật tĩnh (ví dụ như nhìn vào đường chân trời) hoặc nhìn ra xa. Tránh đọc sách, báo hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang di chuyển.

gừng
Sử dụng một chút gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn khi đi tàu xe

Cách lưu ý khách:

  • Giữ vững đầu, tránh lắc lư, thả người tựa vào lưng ghế.
  • Không hút thuốc lá, không ngồi gần người hút thuốc.
  • Tránh các mùi mạnh, các thức ăn nhiều gia vị, và đồ uống có cồn.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine không cần kê đơn, chẳng hạn như loại chứa dimenhydrinate (an toàn với trẻ trên 2 tuổi) hoặc meclizine, uống trước khi khởi hành từ 30 tới 60 phút. Tác dụng không mong muốn là gây buồn ngủ, ngủ gà.
  • Cân nhắc sử dụng scopolamine: có sẵn dưới dạng các miếng dán. Trước khi khởi hành vài giờ, hãy dán miếng dán sau tai để hưởng tác dụng kéo dài tới 72 giờ. Hãy tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng nếu có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như glaucoma hoặc bí tiểu.
  • Thử sử dụng gừng: cắn một lát gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc sử dụng viên bổ sung có chứa gừng có thể giúp phòng tránh cảm giác buồn nôn ở một số người.
  • Ăn nhẹ: ăn một chút bánh mặn, nhấp một chút nước lạnh, uống một chút nước có ga không chứa caffeine,... đối với một số người mang lại tác dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

170.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan