Gạo lứt nấu như thế nào là đúng?

Hiện có nhiều loại gạo lứt, mỗi loại sẽ có 1 công dụng và cách nấu khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn loại gạo phù hợp với nhu cầu và mua gạo lứt sạch tại điểm bán uy tín, nếu thấy gạo không bị mối, mọt thì sử dụng được.

1. Công dụng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo chỉ xay và bỏ vỏ trấu nên vẫn còn lớp cám gạo. Gạo lứt rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Ngoài dùng để nấu cơm, gạo lứt còn có thể chế biến thành nước gạo lứt, rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Những giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt có công dụng như sau:

  • Giúp giảm cân: Nước gạo lứt rang có thể giúp giảm cân hiệu quả và lành mạnh. Nước gạo lứt rang rất ít calo, vì vậy có thể giúp ngăn ngừa chất béo tích tụ và đốt cháy calo, giảm cảm giác đói.
  • Tăng cường sự trao đổi chất: Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao vì vậy rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sự trao đổi chất. Điều này giúp cho người sử dụng duy trì thân hình lý tưởng.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Những người đang mắc bệnh tiểu đường sẽ giúp giảm lượng đường tiêu thụ, vì vậy rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, việc ăn gạo lứt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Giảm các cholesterol xấu: Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và vitamin nên sẽ hạn chế được các cholesterol xấu, hạn chế chế nguy cơ gây các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
  • Ngăn ngừa bệnh sỏi thận: Nguyên nhân gây sỏi thận là ăn quá mặn hoặc uống ít nước. Tuy nhiên, những chất xơ có trong gạo lứt có công dụng hạn chế sự hình thành sỏi thận.
  • Ngăn ngừa oxy hóa: Gạo lứt có công dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa do vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp cơ thể đào thải các mầm bệnh nguy hiểm.
  • Giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư: Gạo lứt có một hàm lượng magie cao giúp cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần selen và polyphenol có trong thực phẩm này giúp chống bệnh ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh do axit uric: Ngoài những người cao tuổi thường xuyên bị bệnh axit uric thì những người có lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ bị axit uric. Vì vậy các khoáng chất, vitamin hay chất chống oxy hóa và magie sẽ giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.
  • Hạn chế được tình trạng stress: Stress sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và khiến thể chất suy yếu. Stress còn có thể gây trầm cảm hoặc là căn nguyên nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các khoáng chất, vitamin có trong gạo lứt sẽ giúp người dùng giải tỏa mệt mỏi sau một ngày căng thẳng.
Gạo lứt đen
Gạo lứt rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng

2. Gạo lứt làm món gì?

Với những công dụng tuyệt vời như trên, gạo lứt làm món gì để có thể phù hợp với mục đích sử dụng? Theo đó, bạn có thể sử dụng gạo lứt để làm một số món như sau:

  • Gạo lứt nấu cháo hạt sen, bí đỏ và đậu đen
  • Cháo gạo lứt với thịt gà
  • Phở gạo lứt thịt bò
  • Gạo lứt chiên sốt hạnh nhân
  • Chè đậu đen gạo lứt
  • Bánh bao gạo lứt
  • Cháo gạo lứt yến mạch rất tốt cho sức khỏe
  • Gạo lứt rang lấy nước uống

Ngoài những món trên, bạn cũng có thể sử dụng gạo lứt để thay thế gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày, điều này rất tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa và ngăn ngừa được một số bệnh nguy hiểm.

3. Gạo lứt nấu như thế nào?

Để biết gạo lứt nấu như thế nào cho thơm ngon, bổ dưỡng thì trước tiên bạn nên biết cách chọn gạo lứt. Hiện có nhiều loại gạo lứt, mỗi loại sẽ có 1 công dụng và cách nấu khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn loại gạo phù hợp với nhu cầu và mua gạo lứt sạch, điểm bán uy tín, nếu thấy gạo không bị mối, mọt thì sử dụng được.

Bên cạnh đó, mỗi lần ăn, lượng gạo lứt sẽ ít hơn gạo trắng, vì vậy bạn nên chọn túi gạo lứt nhỏ để tránh tình trạng gạo tiếp xúc lâu với bên ngoài không khí hoặc bạn có thể chọn loại gạo được bảo quản trong túi hút chân không. Dưới đây là cách nấu gạo lứt phổ biến nhất:

Gạo lứt đen
Để biết gạo lứt nấu như thế nào cho thơm ngon, bổ dưỡng thì trước tiên bạn nên biết cách chọn gạo lứt

  • Bước 1: Vò sơ qua gạo lứt, sau đó ngâm gạo bằng nước ấm. Thời gian ngâm gạo ít nhất là 1 - 2 tiếng. Lý do phải ngâm gạo lứt là giúp loại bỏ asen trong gạo cũng như loại bỏ các chất gây khó tiêu, giúp gạo mềm để dễ nấu và dễ ăn hơn. Trường hợp nấu với các loại đậu hay nấu cháo gạo lứt yến mạch thì nên ngâm đậu và yến mạch cùng lúc để nấu cùng với gạo lứt.
  • Bước 2: Sau khi ngâm với nước, vo gạo lại một lần nữa để kỹ hơn và đổ nước ngâm đi. Tiếp đó, đong nước để nấu cơm với tỉ lệ nước - gạo là 2:1. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là lượng nước đong để nấu cơm phải dựa theo lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, bởi sau khi ngâm, gạo đã nở ra rất nhiều, do đó khi nấu cơm sẽ bị nhão, ăn không ngon.
  • Bước 3: Sau khi đã đong nước vào nồi thì nên cho một ít muối vào cùng rồi bật công tắc. Khi cơm ở chế độ hâm nóng, đợi khoảng 15 - 30 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.
  • Bước 4: Chuẩn bị bữa ăn với cơm gạo lứt thơm ngon hoặc có thể ăn kèm các món ăn theo sở thích.

Như vậy, gạo lứt có công dụng rất tốt, tùy vào mục đích sử dụng cũng như sở thích của mỗi người có thể chế biến gạo lứt thành nhiều món khác nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan