Bệnh gút: Cần hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin

Bệnh gút ăn gì chắc hẳn là quan tâm không chỉ của nhiều bệnh nhân gút - căn bệnh phổ biến hiện nay, mà còn người thân chăm sóc bệnh nhân. Các bác sĩ cho biết, dinh dưỡng bệnh gút cần hạn chế những thực phẩm có nhiều nhân purin và thực đơn cho bệnh nhân gút cần được tính toán kỹ hàm lượng purin trong thực phẩm.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng bệnh gút

Dinh dưỡng bệnh gút cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ năng lượng (30 - 35 kcal/cân nặng/ngày) và các dưỡng chất khác cần thiết đối với nhu cầu (0,8 g chất đạm/cân nặng/ngày, 18 - 25% chất béo/tổng nhu cầu năng lượng, dưới 5g muối/ngày).
  • Duy trì và ổn định cân nặng bình thường, không được thừa cân hoặc suy dinh dưỡng.
  • Bổ sung vitamin C mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước có chứa các chất khoáng kiếm để tăng đào thải axit uric (nhu cầu nước tối thiểu là 40ml/cân nặng/ngày).
  • Để chế độ dinh dưỡng phát huy hiệu quả cần kết hợp với vận động, tập luyện sức khỏe, cùng chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để tăng cường sức đề kháng.

2. Bệnh gút ăn gì?

Dinh dưỡng bệnh gút cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất chính sau:

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm bệnh nhân gút nên ăn là thịt trắng (thịt heo nạc, sữa, trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn hải sản (tôm, cá ngừ, cá trích, cá mòi, ...) và thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật, ...)
  • Chất béo: Thực phẩm chứa chất béo bệnh nhân gút nên ăn là dầu mè, dầu đậu phộng, dầu oliu. Hạn chế ăn dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, mỡ động vật và thức ăn chiên rán vì chất béo cao sẽ làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút cấp.
  • Chất bột: Dinh dưỡng bệnh gút vẫn rất cần chất bột từ cơm, mì, bún, phở, khoai, ...
  • Các loại vi khoáng, dưỡng chất: Bệnh nhân gút nên ăn trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi, ...) và các loại rau màu xanh vì cung cấp nhiều loại vitamin khoáng chất cần thiết.
Bệnh gút: Cần hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin
Bệnh nhân gút nên ăn trái cây giàu vitamin C và các loại rau màu xanh

3. Dinh dưỡng bệnh gút cần hạn chế thực phẩm có nhiều nhân purin

Điểm quan trọng trong chế độ dinh dưỡng bệnh gút là cần hạn chế thực phẩm có nhiều nhân purin. Người bệnh có thể chọn lựa thực phẩm với hàm lượng purin phù hợp để đưa vào bữa ăn hàng ngày bằng cách tham khảo giá trị purin có trong 100g thực phẩm sau như sau:

  • Thực phẩm nhóm I (0 - 15mg purin/100g thực phẩm): Ngũ cốc, bơ, đường, trứng, sữa, phomai, trái cây chín, rau xanh.
  • Thực phẩm nhóm II (50 - 150mg purin/100g thực phẩm): Các loại đậu, thịt nạc gia súc (thịt bò, thịt heo), gia cầm (thịt vịt), cá, hải sản (tôm, hàu, sò).
  • Thực phẩm nhóm III (>150mg purin/100g thực phẩm): Óc heo, nội tạng động vật (gan), nước luộc thịt, thịt gà, các loại nấm, măng tây, súp lơ trắng, cá ngừ sardin, các loại cá biển, cá mòi.

Với hàm lượng này, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng bệnh gút, nên chọn thực phẩm nhóm I hoặc II, tránh ăn thực phẩm nhóm III.

4. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân gút

Có thể tham khảo thực đơn cho bệnh nhân gút bao gồm các bữa ăn trong ngày để hạn chế tiêu thụ thấp nhất thực phẩm chứa nhiều purin dưới đây:

  • Bữa sáng: Phở bò, bún riêu đậu phụ, xôi muối mè.
  • Bữa trưa: Cơm trắng gạo tẻ dùng với món mặn như sườn heo rim, cá trắm sốt cà, cá bống kho; món xào như thịt bò xào hành tây, su su xào; món chiên rán như thịt heo rang, đậu khuôn chiên; món luộc như cải bắp, củ cải luộc; món canh như canh cải, canh bí xanh, bí đỏ; món tráng miệng như vải, cam, xoài.
  • Bữa phụ chiều: Khoai lang, chuối tiêu, hồng xiêm.
  • Bữa tối: Thực đơn cho bệnh nhân gút buổi tối cũng bao gồm cơm trắng gạo tẻ với món chiên rán (cá rô phi, thịt heo, đậu phộng rang), món xào (khổ qua xào trứng, cải bắp xào), món hấp (tôm hấp, trứng hấp với thịt), món luộc (bầu luộc), món canh (rau ngót, mồng tơi, cải) và tráng miệng (dưa hấu, bưởi, lựu).

Giá trị năng lượng và dinh dưỡng của thực đơn cần đảm bảo khoảng 1500 - 1600 kcal/ngày. Đối với món canh, cần chú ý không dùng nước luộc thịt để nấu canh và hạn chế nêm nếm muối với những món mặn, món kho, món rim.

Dinh dưỡng bệnh gút cần hạn chế thực phẩm có nhiều nhân purin như thịt bò, nội tạng động vật, nấm, măng tây,... nhưng vẫn phải đảm bảo giá trị năng lượng và dinh dưỡng cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: viendinhduong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • furic 80
    Công dụng thuốc Furic 80

    Furic 80 là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh Gout. Do được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc có cách sử dụng vô cùng đơn giản và dễ dàng. ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Trắc nghiệm: Điều gì khiến bạn đau chân?

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chân bị đau nhức như chấn thương do tập luyện, chơi thể thao, đi giày không đúng cách.... Liệu bạn đã nắm được tất cả những cách bảo vệ đôi chân của mình khỏi ...

    Đọc thêm
  • naprofar
    Công dụng thuốc Naprofar

    Thuốc Naprofar là thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Thuộc nhóm giảm đau không gây nghiện có tác dụng giảm đau nhẹ, và vừa. ...

    Đọc thêm
  • katrapa
    Công dụng thuốc Katrapa

    Thuốc Katrapa là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không có chứa steroid. Thuốc Katrapa thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gút. Tuy nhiên, ...

    Đọc thêm
  • meyerolac 200
    Công dụng thuốc Meyerolac 200

    Meyerolac 200 chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng ...

    Đọc thêm