Điều trị bại não bằng phục hồi chức năng

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Duy Chinh - Đơn nguyên Kỹ thuật cao Điều trị bại não và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Có nhiều phương pháp điều trị bại não bằng phục hồi chức năng được đề xuất, nhưng dù phương pháp nào cũng phải có một chương trình đầy đủ, bao gồm: Phục hồi các rối loạn vận động như làm bớt co cứng, múa vờn hay rối loạn trương lực cơ, tập luyện khả năng điều khiển tự chủ; điều trị các rối loạn thính giác, thị giác...

1. Nguyên tắc điều trị bại não bằng Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng là biện pháp quan trọng, giúp trẻ cải thiện các chức năng bị mất hoặc khiếm khuyết, phục hồi chức năng cho trẻ bại não cần sớm và toàn diện với sự tham gia của người thân bệnh nhân để việc điều trị được liên tục. Các phương pháp Phục hồi chức năng trẻ bại não bao gồm

  • Phục hồi sớm qua vận động
  • Phục hồi qua sinh hoạt hằng ngày
  • Phục hồi qua giao tiếp xã hội
  • Phục hồi qua giáo dục đặc biệt phù hợp với từng mức độ phát triển trí tuệ của người bệnh.

Phương pháp tập luyện

1. Tập luyện vận động

  • Điều chỉnh các tư thế bất thường của tay và chân trẻ.
  • Tập luyện các chức năng vận động theo các giai đoạn phát triển của trẻ như nâng đầu cổ, lăn lật,ngồi, bò, quỳ, đứng, đi...
  • Kích thích và tạo thuận cho trẻ vận động một cách chủ động thông qua các hoạt động trò chơi để rèn luyện nhận thức về cảm giác: Xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác.
  • Kỹ thuật để điều chỉnh tư thế như bế nách, địu, nằm võng, xoay lẫy, ngồi, giữ thăng bằng, đứng...

2. Tập luyện các sinh hoạt hằng ngày

  • Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm: Ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo... của trẻ bại não thường bị ảnh hưởng.
  • Trẻ bại não thể nặng thường phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của gia đình trong mọi hoạt động sinh hoạt
  • Nếu được huấn luyện sớm, đúng cách và kiên trì, nhiều trẻ bại não có thể tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Điều này rất quan trọng, nhất là khi trẻ bại não trưởng thành.

2.1 Nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày

Nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày phải được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát hiện và chẩn đoán trẻ bại não. Phải phối hợp huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày song song với các biện pháp phục hồi chức năng khác.

Tư thế cho trẻ ăn uống

  • Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi mẹ, đầu ở vị trí trung gian và hơi gập. Đưa bình sữa/ thìa thức ăn từ dưới lên vào miệng trẻ.
  • Nếu bình sữa/ thìa từ trên xuống vào miệng sẽ làm trẻ ưỡn đầu ra sau, toàn thân trở nên co cứng rất khó mút , nhai, nuốt.
  • Kỹ thuật kiểm soát miệng khi cho trẻ ăn uống
  • Khi thức ăn đã được cho vào trong miệng trẻ, ta dùng các ngón tay nâng hàm dưới của trẻ lên, giúp trẻ ngậm môi giữ thức ăn và nhai nuốt tốt hơn.
Điều trị bại não
Tư thế cho trẻ ăn uống

Tập cho trẻ ăn uống

  • Để trẻ tự đưa thìa từ trên xuống vào miệng trong khi toàn thân ưỡn, tay kia đưa ra sau, toàn thân trở nên co cứng rất khó mút, nhai, nuốt.
  • Trẻ ngồi trên ghế đầu ở vị trí trung gian và hơi gập. Một tay ta cố định một bên vai trẻ, tay kia hỗ trợ tại khớp cổ tay giúp trẻ đưa thức ăn từ dưới vào miệng trẻ.
  • Trẻ bại não chưa tự ngồi có thể học cách mặc quần ở tư thế nằm.
  • Tư thế ngồi tốt giúp trẻ ổn định tư thế khi thay quần áo.
  • Khi trẻ đã biết ngồi, hay tay ta cố định hông hoặc đùi giúp trẻ tự xỏ bít tất.

Tập cho trẻ kỹ năng đi vệ sinh

  • Đặt bô lên ghế, hai tay mẹ giữ bé ở tư thế gập háng, đưa người ra trước, hai chân tách rời.
  • Thiết lập hệ thống hỗ trợ trẻ bám tay khi đi vệ sinh.
  • Kỹ năng cởi - mặc quần áo
  • Chọn tư thế mặc quần áo cho trẻ
  • Nếu mẹ đứng ở một bên, trẻ quay mặt sang bên kia sẽ khiến mẹ gặp khó khăn khi duỗi khuỷu tay trẻ để cởi áo cho trẻ.

Huấn luyện trẻ kỹ năng thay quần áo

  • Trẻ nằm sấp/ ngồi hay tay cầm 1 cái vòng xỏ vào chân, tháo ra khỏi chân - kỹ năng vận động trẻ phải làm khi thay quần áo vào sau này.
  • Trẻ ngồi trên ghế, hai tay cầm vòng xỏ vào đầu, tuột dần xuống chân - kỹ năng mặc áo, quần về sau này.

2.2 Tập luyện qua giao tiếp xã hội

Điều trị bại não
Tập luyện qua giao tiếp xã hội

Não cũng như cơ thể cần phải luyện tập, do đó phải kích thích sớm qua vui chơi. Tập luyện ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt. Tập luyện về giao tiếp nhằm giúp trẻ sớm hội nhập xã hội.

Một số cách giao tiếp

  • Ra hiệu bằng nét mặt, tay, đầu, thân người.
  • Qua hình ảnh, vẽ, viết, đọc...
  • Các hình thức giao tiếp khác...

Các hoạt động kích thích các kỹ năng

  • Các hoạt động dưới đây để giúp trẻ phát triển tốt hơn các kỹ năng quan hệ - giao tiếp, giúp trẻ biết nhận thức, hành động có mục đích thông qua việc chăm sóc trẻ bại não tại gia đình:
  • Khi bế hay ôm trẻ, hãy cầm tay của trẻ sờ vào mặt bạn, có thể cho trẻ sờ vào mắt, mũi, tai, miệng... và giới thiệu các bộ phận đó với trẻ
  • Cho trẻ khả năng lựa chọn. Lúc đầu cho trẻ uống nước lạnh, sau đó uống nước ấm. Cho bé ăn đồ ngọt, rồi đồ chua. Mỗi một hoạt động hãy xem phản ứng của trẻ thế nào, cái gì bé thích hay không thích, luôn đáp ứng những điều thích (hợp lý) của trẻ.
  • Khi cho trẻ ăn, bạn hãy dừng lại nửa chừng để xem trẻ sẽ phản ứng như thế nào, hành động đòi ăn thêm.Trong một dịp khác, hãy cho trẻ ăn đến no, sau đó xem trẻ thể hiện sự no đủ như thế nào, trẻ từ chối ăn bằng cách gì.

3. Cách chăm sóc trẻ bại não

Cách bế ẵm trẻ

  • Nếu trẻ thường nằm với tư thế 2 tay co, 2 chân duỗi thì bế sao cho 2 tay duỗi thẳng, 2 gối và háng gập
  • Nếu trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn thì có thể bế ở tư thế ít cần trợ giúp.

Nằm và ngủ

  • Nếu trẻ nằm hai chân duỗi chéo nhau thì có thể dùng khố đóng để tách ra hoặc cố định 2 chân.
  • Nếu trẻ thường ưỡn người ra sau, nên đặt nằm nghiêng, nằm võng hoặc trên thùng phi.

Lẫy và xoay người

  • Nếu trẻ bị co cứng, phải làm giảm cứng bằng cách đẩy chân trẻ ra sau và ra trước; sau đó, giúp trẻ tập xoay người và lẫy. Lưu ý: Tìm trò chơi sao cho trẻ muốn xoay người và tự xoay người.
  • Nếu trẻ không ngẩng đầu hoặc nhấc tay ra được: Đặt trẻ ở tư thế chống 2 tay.

Ngồi

  • Nếu 2 chân trẻ bắt chéo vào nhau và xoay vào trong, khớp vai sệ xuống, 2 tay xoay vào trong: Đặt trẻ ngồi tách 2 chân ra, nâng 2 vai lên, xoay chân tay ra ngoài.
  • Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ .
  • Trẻ có khả năng thăng bằng kém, hai chân thường bắt ngược ra sau (hình chữ W) để khỏi ngã: Không nên khuyến khích trẻ ngồi kiểu hình chữ W do có thể gây trật khớp háng, gối.
  • Nếu trẻ luôn dạng hai chân, mông ưỡn ra sau, khớp vai đưa ra sau, đầu tiên cần đặt trẻ ngồi sao cho thân ở tư thế gập về phía trước, 2 chân chụm vào nhau rồi đưa 2 vai ra trước và xoay vào trong. Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để hai bàn chân đặt trên mặt phẳng.
  • Ngoài ra, cần tập cho trẻ đứng thăng bằng, di chuyển. Cố gắng tìm mọi cách để trẻ có thể sử dụng hai tay khi vui chơi, hoạt động ở các tư thế; khuyến khích việc sờ, cảm nhận và giữ các đồ vật có hình dạng, kích thước, độ nhẵn, độ cứng khác nhau.

Dụng cụ trợ giúp

Điều trị bại não bằng phục hồi chức năng
Kích thích sớm thông qua chơi đùa giúp trẻ phát triển trí tuệ

  • Kích thích sớm thông qua chơi đùa giúp trẻ phát triển trí tuệ : kích thích về vận động, thăng bằng, kích thích các giác quan, cho trẻ chơi các đồ chơi có màu sắc, âm thanh...
  • Hướng dẫn gia đình trẻ bại não biết cách sử dụng và làm một số dụng cụ trợ giúp đơn giản tại nhà cho trẻ như : gối vải, ghế ngồi, ván đứng sấp, khung đi, thanh song song, nạng, gậy, đai nâng cổ, nón bảo vệ đầu...
  • Tự chế các vật dụng nhỏ thích nghi trợ giúp trẻ dễ dàng hơn trong các sinh hoạt như : muỗng, đũa, bàn chải đánh răng, ly uống nước...

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bại não

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan