Chẩn đoán và xét nghiệm viêm gan C

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Bệnh thường chuyển từ cấp tính sang mạn tính mà không biểu hiện triệu chứng. Viêm gan C mạn tính không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị xơ gan, suy gan và ung thư gan.

1. Xét nghiệm và chẩn đoán viêm gan C

1.1 Xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV (Anti-HCV antibodies)

Xét nghiệm Anti-HCV antibodies là xét nghiệm đầu tiên nhằm xác định sự tồn tại của kháng thể kháng virus trong cơ thể. Kháng thể chống lại virus viêm gan C là những protein mà cơ thể tạo ra khi tìm thấy virus trong máu và thường xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi bị nhiễm virus. Kết quả xét nghiệm thường được trả về sau vài ngày đến một tuần. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể có nguy cơ cao bị nhiễm virus và cần làm thêm các xét nghiệm khác để chắc chắn. Hoặc nếu kết quả trả về âm tính nhưng nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm cao trong vòng 6 tháng trở lại thì nên làm xét nghiệm này lần 2 để chắc chắn hơn.

Viêm gan c lây qua đường nào
Xét nghiệm Anti-HCV antibodies là xét nghiệm đầu tiên trong chẩn đoán viêm gan C

1.2 Các xét nghiệm tiếp theo sau khi xác định xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính

Nếu xét nghiệm tìm kháng thể chống HCV dương tính, một số xét nghiệm Viêm gan C khác sẽ được yêu cầu, bao gồm:

  • HCV – ARN (đo tải lượng HCV): Xét nghiệm dùng để đo số lượng ARN virus (vật liệu di truyền của virus viêm gan) trong máu hay còn gọi là xác định tải lượng virus. Chúng thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ đã bị viêm gan C.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm dùng để đo mức protein và enzyme trong gan. Chúng thường tăng từ thời điểm 7 - 8 tuần sau khi bị nhiễm bệnh. Khi gan bị tổn thương, các enzyme bị tích tụ trong máu. Bên cạnh đó, nhiều người có nồng độ enzyme bình thường nhưng vẫn bị viêm gan C.

2. Các xét nghiệm sau khi đã được chẩn đoán nhiễm viêm gan C

Sau khi đã làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh, bước tiếp theo là thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh, bao gồm:

2.1 Xét nghiệm xác định kiểu gen (Genotype tests)

Xét nghiệm xác định kiểu gen được chỉ định với mục đích xác định kiểu gen của virus gây bệnh trong 6 loại (kiểu gen) virus viêm gan C hiện có.

2.2 Xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương gan

  • Sinh thiết gan.
  • Siêu âm đàn hồi mô gan gián tiếp xác định mức độ xơ hóa gan
  • Xét nghiệm chức năng gan (LFT) hoặc xét nghiệm men gan: Những xét nghiệm máu này giúp bác sĩ xác định khả năng làm việc của gan có còn tốt hay không.

3. Viêm gan C lây lan như thế nào?

3.1 Các hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao

  • Tiếp xúc với bơm kim tiêm: Tất cả các bộ phận của bơm kim tiêm từ ống tiêm đến kim tiêm đều có thể dính một lượng máu nhỏ chứa virus viêm gan C. Các ống dạng để hút hoặc hít thuốc có thể dính máu từ vết thương trên mũi hoặc miệng hoặc chảy máu cam. Những người bị bệnh nên bỏ bơm kim tiêm đúng chỗ để đảm bảo an toàn cho người khác. Những người có nguy cơ bị lây bệnh nên đi khám để được làm xét nghiệm xác định bệnh.
Viêm gan c lây qua đường nào
Tất cả các bộ phận của bơm kim tiêm đều có thể dính một lượng máu nhỏ chứa virus viêm gan C
  • Tiếp xúc với các dụng cụ xăm trổ: Các dụng cụ tiếp xúc với da thịt của con người như kéo, kim châm,...có thể lây lan máu bị ô nhiễm.
  • Truyền máu: Ở các quốc gia hiến máu không sàng lọc bệnh viêm gan C.
  • Thiết bị y tế không rắn: Các dụng cụ y tế không được làm sạch đúng cách giữa các lần sử dụng có thể làm lây lan virus.
  • Nghi lễ cắt máu: Dùng chung các công cụ hoặc trao đổi máu có thể truyền viêm gan C.

3.2 Các hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở mức độ trung bình

  • Dùng chung dụng cụ sinh hoạt: Các vật dụng bao gồm dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay hoặc bất cứ thứ gì khác có thể dính máu. Một số cách để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị bệnh là che kín vết thương hở hoặc vết loét bằng băng, vứt bỏ cẩn thận băng vệ sinh, băng vệ sinh, khăn giấy, băng vết thương đã sử dụng và bất cứ thứ gì khác có thể dính máu.
  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ: Lây bệnh qua đường này là rất hiếm đặc biệt với những người quan hệ một vợ một chồng, nhưng vẫn có khả năng, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tác. Khả năng nhiễm bệnh cao hơn ở những người bị HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy viêm gan C lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng. Sử dụng bao cao su là cách phòng bệnh tốt nhất.
  • Mang thai và sinh nở: Những bà mẹ bị viêm gan C có thể truyền bệnh cho con trong thời gian mang thai hoặc lúc sinh con. Khả năng lây nhiễm cao nếu người mẹ cũng bị HIV.
  • Chấn thương dính kim: Nhân viên là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh theo cách này.

3.3 Các hoạt động không làm lây nhiễm viêm gan C

Bệnh viêm gan C không lây qua ho, hắt hơi, ôm, hôn, cho con bú, thức ăn và nước uống, côn trùng đốt, ... Nghĩa là tiếp xúc qua các hoạt động sinh hoạt thông thường không làm tăng nguy cơ bị bệnh. Do đó, tỷ lệ lan truyền bệnh giữa người trong gia đình gần như bằng không.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C

Những người có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan C bao gồm:

  • Người đã dùng chung bơm kim tiêm trong tiêm chích (dù chỉ một lần)
  • Người được sinh ra từ năm 1945 đến năm 1965
  • Kết quả xét nghiệm xác định máu cô đặc được thực hiện trước năm 1987
  • Người được truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng trước tháng 7 năm 1992
  • Người được nhận máu hoặc nội tạng từ người hiến tặng cho kết quả dương tính với viêm gan C
  • Người đang lọc máu, đang ở ù, bị nhiễm HIV
  • Nhân viên y tế, người có nguy cơ cao tiếp xúc với bơm kim tiêm bị dính máu người bệnh
Viêm gan c lây qua đường nào
Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với bơm kim tiêm bị dính máu người bệnh có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan C
  • Người được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm bệnh viêm gan C
  • Những người đã xăm mình, xăm lông mày, môi,... ở các cơ sở không đảm bảo vô khuẩn.

Để giúp khách hàng sớm phát hiện và điều trị viêm gan C, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các Gói khám sàng lọc gan mật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sàng lọc bệnh về gan mật cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị, cơ sở y tế hiện đại sẽ giúp xác định chính xác các vấn đề liên quan đến gan.

Gói sàng lọc gan mật giúp khách hàng:

  • Đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan;
  • Đánh giá chức năng mật; dinh dưỡng lòng mạch;
  • Tầm soát sớm ung thư gan;
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu, khả năng đông máu, sàng lọc viêm gan B,C;
  • Đánh giá trạng thái gan mật qua hình ảnh siêu âm và các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng gây ra bệnh gan/làm bệnh gan nặng hơn;
  • Phân tích sâu các thông số đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Thị Nhật đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thận nhân tạo, và trong lĩnh vực truyền nhiễm, khám và quản lý các bệnh nhân mắc bệnh thận và các bệnh truyền nhiễm. Hiện đang là Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: