Chẩn đoán và điều trị bại não

Bại não là một bệnh khó chẩn đoán trong thời gian đầu sau sinh vì các dấu hiệu không rõ ràng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể nhận thấy những thay đổi bất thường của trẻ thông qua quá trình chăm sóc nhằm điều trị sớm, giúp cải thiện chức năng điều khiển và hoạt động não của trẻ.

1. Chẩn đoán bệnh bại não

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bại não rõ dần theo thời gian. Trẻ thường được chẩn đoán bại não khi đã được một vài tháng tuổi. Trẻ bị nghi ngờ mắc bệnh sẽ được bác sĩ đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bại não, theo dõi sự tăng trưởng và phát triển, xem xét bệnh sử, cho làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn cho con thăm khám và điều trị với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc các bệnh lý khác về não (bác sĩ thần kinh nhi khoa, bác sĩ vật lý trị liệu và phục hồi chức năng nhi khoa). Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.

1.1 Chụp scan não

Công nghệ hình ảnh não có thể giúp nhìn thấy các khu vực bị tổn thương hoặc phát triển bất thường trong não. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • MRI: Quét MRI sử dụng sóng radio và từ trường để tạo ra các hình ảnh 3D hoặc hình ảnh cắt ngang chi tiết về não của trẻ. MRI thường giúp xác định các tổn thương hoặc bất thường trong não. Xét nghiệm này không gây đau đớn, nhưng gây tiếng động lớn và có thể mất đến 1 giờ để hoàn thành. Trẻ sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây mê tại chỗ trước đó.
  • Siêu âm sọ não: Siêu âm sọ não có thể được thực hiện trong giai đoạn sơ sinh. Phương pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của não. Siêu âm không tạo ra hình ảnh chi tiết, nhưng có thể được chỉ định vì thời gian nhanh, không tốn kém mà cũng có thể cung cấp một đánh giá sơ bộ về não.
  • Điện não đồ (EEG): Nếu trẻ nghi ngờ bị co giật, điện não đồ có thể đánh giá tình trạng này thêm. Co giật là biểu hiện của một đứa trẻ bị động kinh. Trong xét nghiệm điện não đồ, một loạt các điện cực được gắn vào da đầu của trẻ. Điện não đồ ghi lại hoạt động điện não để tìm ra những thay đổi trong mô hình sóng não, giúp chẩn đoán bệnh động kinh.
Điện não đồ trong bại não
Điện não đồ (EEG) giúp phát hiện và chẩn đoán bại não ở trẻ

1.2 Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm

Các xét nghiệm về máu, nước tiểu hoặc da có thể được sử dụng để sàng lọc các vấn đề di truyền hoặc chuyển hóa.

1.3 Các phương pháp chẩn đoán khác

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bại não, bạn có thể sẽ được giới thiệu đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra con bạn về các tình trạng khác thường liên quan đến các rối loạn. Những xét nghiệm này có thể xác định các vấn đề về:

  • Tầm nhìn
  • Thính giác
  • Khả năng ngôn ngữ
  • Trí tuệ
  • Sự phát triển
  • Vận động

2. Điều trị bệnh bại não

Trẻ em và người lớn bị bại não cần được chăm sóc dài hạn bởi đội ngũ chăm sóc y tế. Việc điều trị bại não có thể kết hợp giữa bác sĩ nhi khoa và bác sĩ khoa thần kinh nhi cùng các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

2.1 Thuốc

Các loại thuốc làm giảm căng cơ có thể được sử dụng để cải thiện chức năng của não, giảm đau và kiểm soát các biến chứng liên quan đến co cứng hoặc các triệu chứng bại não khác.

  • Thuốc tiêm tác động đến thần kinh hoặc cơ bắp

Để cải thiện chức năng một cơ cụ thể, bác sĩ có thể dùng onabotulinumtoxinA (Botox, Dysport) hoặc loại thuốc khác để tiêm cho trẻ. Con bạn sẽ cần tiêm khoảng 3 tháng/lần. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau tại chỗ tiêm và các triệu chứng giống như cúm nhẹ. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm khó thở và khó nuốt.

  • Thuốc giãn cơ miệng

Các loại thuốc như diazepam (Valium), dantrolene (Dantrium), baclofen (Gablofen, Lioresal) và tizanidine (Zanaflex) giúp giãn cơ bắp. Tác dụng phụ của các loại thuốc này bao gồm buồn ngủ, thay đổi huyết áp và cần theo dõi nguy cơ tổn thương gan. Diazepam có nguy cơ cao gây ra các tác dụng phụ, vì vậy không nên sử dụng lâu dài. Trong một số trường hợp, baclofen được bơm vào tủy sống bằng một ống dựa trên phương pháp phẫu thuật cấy dưới da bụng. Trẻ cũng có thể được kê đơn thuốc để giảm chảy nước dãi như tiêm Botox vào tuyến nước bọt.

2.2 Các phương pháp trị liệu

Một loạt các liệu pháp đóng vai trò quan trọng trong điều trị bại não bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Rèn luyện cơ bắp và các bài tập có thể giúp trẻ mạnh mẽ, linh hoạt, cân bằng và phát triển khả năng vận động. Bạn cũng sẽ được học cách chăm sóc an toàn các nhu cầu hàng ngày của trẻ khi ở nhà, chẳng hạn như tắm và cho con ăn. Trong 1 - 2 năm đầu tiên sau sinh, cả các nhà trị liệu vật lý và nghề nghiệp đều hỗ trợ các vấn đề như kiểm soát đầu và thân mình, lăn người và nắm tay. Sau đó, phối hợp 2 phương pháp này để giúp trẻ tập vận động với xe lăn.
Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị bại não
Các phương pháp trị liệu giúp trẻ thích nghi được với các kỹ năng vận động và cảm xúc

  • Trị liệu chức năng/vận động: Mục đích của phương pháp là giúp trẻ có được sự độc lập trong các hoạt động và thói quen hàng ngày ở nhà, trường học và cộng đồng. Thiết bị thích ứng được khuyến nghị cho trẻ bao gồm xe tập đi, gậy bốn chân, ghế ngồi hoặc xe lăn điện.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Phương pháp có thể giúp cải thiện khả năng nói hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ, dạy sử dụng các thiết bị liên lạc, như máy tính và bộ tổng hợp giọng nói, nếu việc giao tiếp gặp khó khăn. Khó khăn trong việc ăn và nuốt cũng có thể được giải quyết.
  • Trị liệu bằng hoạt động giải trí: Một số trẻ em được hưởng lợi từ các hoạt động thể thao giải trí hoặc cạnh tranh thường xuyên hoặc thích nghi, chẳng hạn như cưỡi ngựa trị liệu hoặc trượt tuyết. Loại trị liệu này có thể giúp cải thiện các kỹ năng vận động, khả năng nói và cảm xúc của trẻ.

2.3 Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cần thiết để giảm bớt căng cơ hoặc điều chỉnh các bất thường xương do co cứng. Những phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật chỉnh hình: Trẻ bị co rút hoặc dị tật nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật xương hoặc khớp để đặt cánh tay, hông hoặc chân vào đúng vị trí. Phẫu thuật cũng có thể kéo dài cơ bắp và rút ngắn gân. Những thủ thuật này có thể làm giảm đau, cải thiện khả năng vận động và làm cho việc sử dụng xe tập đi hoặc nạng dễ dàng hơn.
  • Cắt sợi thần kinh (cắt đốt sống lưng chọn lọc): Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi các phương pháp điều trị khác không đáp ứng, các bác sĩ phẫu thuật có thể cắt dây thần kinh phục vụ các cơ co cứng trong một thủ thuật gọi là cắt đốt sống lưng có chọn lọc. Điều này giúp thư giãn cơ và giảm đau, nhưng có thể gây tê.

2.4 Ghép tế bào gốc điều trị bại não

Một số trẻ em và thanh thiếu niên bị bại não sử dụng một số hình thức bổ sung hoặc thay thế thuốc. Những liệu pháp này không được chấp nhận trong thực hành lâm sàng. Ví dụ, liệu pháp oxy hyperbaric được quảng bá rộng rãi để điều trị bại não mặc dù có bằng chứng không hiệu quả. Các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát liên quan đến các liệu pháp như liệu pháp oxy bằng hyperbaric, luyện tập bằng cách sử dụng quần áo đặc biệt, hỗ trợ chuyển động cho trẻ em và một số hình thức kích thích điện đã không được kết luận hoặc cho thấy không có lợi cho đến nay. Liệu pháp tế bào gốc đang được khám phá như một phương pháp điều trị bệnh bại não, nhưng nghiên cứu vẫn đang đánh giá liệu nó có an toàn và hiệu quả hay không.

70 - 80% bệnh nhân sau ghép tế bào gốc điều trị bại não đã cải thiện về chức năng vận động, giảm đáng kể trương lực cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, phối hợp tốt hơn trong sinh hoạt, tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân, cải thiện kỹ năng tập trung, ghi nhớ tốt hơn...

Ghép tế bào gốc chữa bại não
Ghép tế bào gốc điều trị bại não tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

3. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con bị bại não

Khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bại não, cả gia đình phải đối mặt với những thách thức mới. Dưới đây là một vài lời khuyên để chăm sóc con bạn và chính bạn:

  • Thúc đẩy sự độc lập của con bạn: Khuyến khích mọi nỗ lực độc lập của con, dù nhỏ đến đâu.
  • Hãy là một người ủng hộ cho con: Bạn là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe của con bạn. Đừng ngại thay mặt con bạn bày tỏ ý kiến trước bác sĩ, nhà trị liệu và giáo viên của con bạn.
  • Tìm hỗ trợ: Một vòng tròn hỗ trợ có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giúp bạn và gia đình đối phó với chứng bại não và ảnh hưởng của nó. Là cha mẹ, bạn có thể cảm thấy đau buồn và mặc cảm về khuyết tật của con mình.

Bác sĩ có thể giúp bạn định vị các nhóm hỗ trợ, tổ chức và dịch vụ tư vấn trong cộng đồng. Con bạn cũng có thể được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ gia đình, chương trình học và tư vấn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã áp dụng phương pháp tế bào gốc điều trị thành công nhiều ca bệnh bại não tưởng chừng đã hết hy vọng. Toàn bộ quy trình tách ghép tế bào gốc điều trị bại não tại Vinmec được thực hiện rất chặt chẽ, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các cuộc phẫu thuật đều do các chuyên gia, bác sĩ phụ trách cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại.

Ngoài ra, Vinmec cũng xây dựng quy trình ghép chuẩn để có thể chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội được chữa trị cho trẻ em bị bại não trên cả nước.

Mọi thông tin về chữa trị bại não bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Vinmec, Khách hàng có thể trực tiếp đến bệnh viện để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org và Cdc.gov

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán bại não

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan