Bệnh sởi bao lâu thì khỏi? Bị sởi rồi có bị lại nữa không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II, Bác sĩ cao cấp Trần Khắc Điền - Đơn nguyên Khám Sức khỏe tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp phòng bệnh sởi hiệu quả.

1. Đặc điểm của bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với những triệu chứng cơ bản như: Sốt, viêm nang đường hô hấp trên (ho, sổ mũi, chảy nước mũi), phát ban, viêm kết mạc. Khi mắc bệnh sởi, sức đề kháng cơ thể suy giảm, nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng bội nhiễm như phế quản phế viêm, viêm tai giữa, tiêu chảy gây nên do vi khuẩn kí sinh gây bệnh có điều kiện. Bệnh sởi sau khi chuyển sang tình trạng bội nhiễm sẽ dẫn đến những biến chứng rất nặng nề.

Dịch sởi
Bệnh sởi bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra

Trẻ em sinh ra từ người mẹ từng bị sởi hoặc đã được tiêm phòng vắc xin sẽ ít có nguy cơ bị sởi. Trẻ em sinh ra có miễn dịch từ người mẹ từng bị sởi sẽ được miễn dịch từ 6 – 9 tháng tuổi, tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ. Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin sởi ở lứa tuổi này.

Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.

Ở nước ta hiện nay có nhiều trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin sởi từ nhỏ đầy đủ nên có nguy cơ mắc bệnh cao và bùng phát các ổ dịch tại cộng đồng.

2. Bệnh sởi bao lâu thì khỏi?

Câu hỏi “Bệnh sởi bao lâu thì khỏi?” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ nặng nhẹ của bệnh; Khả năng đề kháng của trẻ bị bệnh; Cách chăm sóc, điều trị trẻ bị sởi... Thông thường, diễn tiến của bệnh như sau:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thường là 12-14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày.
  • Thời kỳ lây truyền: Từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (thông thường khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến trước và sau khi phát ban 3-4 ngày.
  • Phương thức lây truyền: Bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
Sởi lây qua đường hô hấp
Cơ chế lây truyền của Virus Sởi

3. Bị sởi rồi có bị lại nữa không?

Đối với bệnh sởi, một khi mắc sởi thường thì sẽ có miễn dịch suốt đời, không mắc lại.

4. Các biện pháp phòng chống bệnh sởi

Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc – xin sởi (bắt đầu từ tháng 9 trở ra), ngoài ra chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh dưới đây để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc bảo vệ chống lại bệnh sởi.
  • Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt được hiệu quả cao trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng. (Mỗi mũi cách nhau 10 tháng)
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên có 2 liều, cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Thanh thiếu niên và người lớn chưa bị sởi hoặc chưa được tiêm phòng nên được tiêm 2 liều vắc xin sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Hai liều vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) có hiệu quả gần như 100% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi.
Phòng ngừa sởi
Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh

Thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh sởi:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải tay) khi ho hoặc hắt hơi.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, ôm, hoặc chia sẻ dụng cụ ăn uống hoặc cốc, với những người bị bệnh sởi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Cục Y tế dự phòng

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan