6 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu dưới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của các đặc tính tình dục ở phụ nữ. Mỗi tháng, một nang trứng sẽ trưởng thành thành trứng, được phóng ra khỏi buồng trứng trong một quá trình gọi là rụng trứng. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra thường xuyên từ tuổi dậy thì cho đến khi mãn kinh.

Dưới đây là 6 nguyên nhân gây đau tại buồng trứng phổ biến nhất:

1. Rụng trứng

Rụng trứng là quá trình trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt trung bình.

Một số phụ nữ không cảm thấy gì trong quá trình rụng trứng, nhưng những phụ nữ khác cảm thấy khó chịu nghiêm trọng trong vài phút hoặc vài giờ khi họ rụng trứng. Đau do rụng trứng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên của cơ thể và đôi khi đi kèm với buồn nôn, chảy máu hoặc tăng tiết dịch âm đạo.

Điều trị

Không có cách điều trị nào triệt để cho hiện tượng này, một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai để tránh rụng trứng và những khó chịu đi kèm.

2. Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng đã lan đến tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu hoặc nấm. Cũng có thể bị nhiễm trùng do sau khi sinh con, đặt vòng tránh thai, sảy thai, phá thai hoặc một thủ tục xâm lấn khác.

Điều trị

Bệnh này cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn. Nhẹ có thể được điều trị bằng một mũi tiêm đơn, trong khi đó, bệnh nặng hơn có thể phải ở lại bệnh viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

3. Xoắn buồng trứng

Buồng trứng được nối với thành bụng bằng một dây chằng mỏng, qua đó các mạch máu và dây thần kinh cung cấp cho buồng trứng cũng đi qua. Có thể cho dây chằng đó bị xoắn, hoặc thậm chí trở thành thắt nút.

Xoắn là phổ biến hơn nếu có một nang trên buồng trứng vì u nang làm cho buồng trứng nặng hơn hoặc lớn hơn bình thường.

Điều trị

Xoắn buồng trứng gây đau buồng trứng nghiêm trọng và là một cấp cứu y tế. Nếu không điều trị nhanh, buồng trứng có thể hoại tử vì mất nguồn cung cấp máu.

Đau tại buồng trứng
Xoắn buồng trứng gây đau buồng trứng nghiêm trọng và là một cấp cứu y tế

4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là sự phát triển bất thường của mô chịu tác động của chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại ở bên ngoài tử cung. Mô này có thể phát triển bất cứ nơi nào trong bụng hoặc trong tiểu khung bao gồm cả trong buồng trứng. Vào đầu chu kỳ, các mô phát triển do nồng độ các hormone trong cơ thể tăng lên. Một khi kinh nguyệt bắt đầu, các mô cũng bắt đầu bong ra giống như niêm mạc tử cung. Điều này có thể gây chảy máu trong, mô sẹo và đau bụng hoặc vùng chậu nghiêm trọng.

Điều trị

Điều trị lạc nội mạc tử cung có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Không có cách chữa bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết và phẫu thuật.

5. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển tại buồng trứng của phụ nữ. U nang buồng trứng rất phổ biến và trong hầu hết các trường hợp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một u nang lớn hoặc vỡ có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Kinh nguyệt bị rối loạn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ăn thấy chóng no
  • Bụng cảm thấy khó chịu

Hầu hết các u nang là lành tính (không phải ung thư), nhưng trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, chúng có thể là ung thư.

Điều trị

Nếu u nang buồng trứng nhỏ, có thể là theo dõi và chờ đợi xem nó có biến mất không. Một số bác sĩ sẽ kê toa thuốc tránh thai để giúp u nang co lại. Nếu u nang rất lớn, phẫu thuật để loại bỏ u nang có thể là cần thiết.

Đau tại buồng trứng
Hầu hết các u nang là lành tính (không phải ung thư)

6. Hội chứng tàn dư buồng trứng

Hội chứng tàn dư buồng trứng chỉ xảy ra ở những phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu bất kỳ mô buồng trứng nào còn lại trong khung chậu, nó có thể tiếp tục đáp ứng và sản xuất hormone.

Điều này có thể gây ra nỗi đau hoặc là liên tục hoặc đến và đi. Phụ nữ mắc hội chứng tàn dư buồng trứng cũng có thể bị đau khi quan hệ, khi đi tiểu hoặc đi tiêu.

Điều trị

Một phụ nữ mắc hội chứng tàn dư buồng trứng có thể cần dùng thuốc hoặc xạ trị để tiêu diệt bất kỳ mô buồng trứng còn lại. Điều này sẽ làm giảm các hormone được sản xuất bởi các mô còn sót lại.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện gói Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung).

Khi đăng ký Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Phụ khoa
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
  • Siêu âm tuyến vú hai bên
  • Các xét nghiệm khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cancer.net

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

67.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan