Giảm đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ. Em bị lạc nội mạc tử cung, cứ đến kỳ kinh nguyệt là đau bụng dữ dội, uống thuốc giảm đau cũng không có tác dụng. Bác sĩ cho em hỏi làm thế nào để giảm đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

Nguyễn Thị Hà (1981)

Chào bạn!

Các phương pháp điều trị đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung sẽ được lựa chọn dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị lạc nội mạc tử cung thường áp dụng:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bệnh chỉ biểu hiện ra các triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm non-steroid: gồm các loại thuốc diclophenac, ibuprofen, hoặc meloxicam.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: ví dụ như aspirin, paracetamol.
  • Thuốc giảm đau opioid: gồm các loại thuốc tramadol, hydrocodone, hoặc fentanyl.

Những loại thuốc giảm đau này có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để làm tăng độ hiệu quả của việc điều trị, giúp bệnh nhân kiểm soát được các cơn đau gây ra do lạc nội mạc tử cung.

2. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone giúp làm giảm các triệu chứng đau hoặc chảy máu kinh nguyệt nặng do lạc nội mạc tử cung gây ra. Các liệu pháp hormone phổ biến nhất bao gồm:

  • Thuốc tránh thai, miếng dán hoặc vòng âm đạo: Là sự kết hợp giữa estrogen và progestin, hoặc chỉ có progestin. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc dạng viên.
  • Thuốc chủ vận GnRH: Loại thuốc này làm cho buồng trứng ngừng sản xuất ra estrogen, từ đó khiến mô lạc nội mạc tử cung co lại. Theo thống kê, hơn 80% phụ nữ sau khi sử dụng phương pháp điều trị này đã giảm đáng kể được các tình trạng đau, bao gồm cả những trường hợp bị đau nặng.
  • Thuốc danazol (Danocrine): Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn giải phóng hormone và sự rụng trứng, đồng thời làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Các chất ức chế Aromatase: Giúp cơ thể hạn chế sản sinh ra estrogen. Các chất ức chế này thường được kết hợp sử dụng với các loại thuốc tránh thai trong trường hợp những biện pháp điều trị lạc nội mạc tử cung khác không mang lại hiệu quả.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung. Để hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Hệ thống Y tế Vinmec, rất mong có thể gặp trực tiếp bạn để có thể được tư vấn kỹ càng hơn. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

225 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chín mé
    Các thể chín mé thường gặp

    Chín mé là một chứng nhiễm trùng bàn tay phổ biến, trong đó, chín mé ngón tay là phổ biến nhất. Dựa vào độ sâu của tổn thương nhiễm trùng mà bác sĩ chia ra 3 thể chín mé như ...

    Đọc thêm
  • kháng sinh điều trị chín mé
    Khi nào cần dùng kháng sinh điều trị chín mé?

    Nguyên nhân chính gây chín mé là do tụ cầu khuẩn vàng (Herpes). Nếu không điều trị chín mé sớm bệnh sẽ gây cản trở sinh hoạt, khó chịu cho người mắc. Vậy bệnh nhân có thể làm gì để ...

    Đọc thêm
  • Cây cỏ tai chuột
    Cây cỏ tai chuột chữa bệnh gì?

    Cỏ tai chuột hay còn gọi là cây tai chuột, là một loại thực vật thân leo. Ở nước ta cây thường mọc hoang và ngày nay được trồng để làm cảnh, nhưng đây lại là một vị thuốc mà ...

    Đọc thêm
  • Dây thần kinh giữa ở lòng bàn tay bị đứt 15 năm có phục hồi lại như trước không?
    Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay

    Nếu tình trạng nhiễm trùng bàn tay được điều trị thích hợp bằng các biện pháp như sử dụng kháng sinh, loại bỏ ổ áp xe và mô tiêu hóa, nguy cơ tái phát là rất ít. Phẫu thuật nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Cefdirka
    Công dụng thuốc Cefdirka

    Thuốc Cefdirka có thành phần chính là Cefdinir hàm lượng 250 mg, thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Cefdirka được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nhẹ và vừa phải ...

    Đọc thêm