Các vấn đề động mạch và tĩnh mạch cần lưu ý

Các vấn đề về động mạch và tĩnh mạch luôn tiềm ẩn những nguy cơ đến sức khỏe. Làm sao để kiểm soát các vấn đề về tĩnh mạch, động mạch? Bằng cách nào nhận biết bản thân đang gặp vấn đề tại mạch máu.

1. Các vấn đề về động mạch và tĩnh mạch cần lưu ý

Động mạch và tĩnh mạch là bộ phận cung cấp máu và liên kết các cơ quan với hệ thần kinh. Khối lượng công việc của cơ quan này khá lớn, chúng có vai trò vô cùng quan trọng giúp đỡ cơ thể duy trì sức khỏe và đảm bảo các khối cơ được cung cấp đầy đủ oxy. Oxy sẽ được tim xử lý nhờ phản ứng hóa học rồi theo động mạch và tĩnh mạch đi tới khắp các cơ quan.

Tại tĩnh mạch, oxy sẽ không có nhiều nên chủ yếu tĩnh mạch mang máu hiếm oxy về tim để tim xử lý. Sau đó máu giàu oxy sẽ nhờ nguồn khí từ động mạch phổi để hấp thụ. Sau đó máu chứa oxy được tĩnh mạch phổi chuyển về lại tim để bắt đầu chu kỳ tuần hoàn tiếp theo.

2. Nguyên lý hình thành huyết khối

Huyết khối là hiện tượng đông máu gây tắc nghẽn cho quá trình lưu thông máu ở động mạch và tĩnh mạch. Hiện tượng này xảy ra khi tốc độ máu di chuyển chậm gây lắng đọng, lâu dần sẽ xuất hiện cục máu đông. Phân tích vấn đề, nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ oxy trong máu có ảnh hưởng đến lưu tốc máu.

Vì thế xuất hiện cục máu đông có thể là dấu hiệu của máu lưu thông kém, máu bị thiếu dưỡng chất, đặc biệt là oxy. Nếu không kịp thời phát hiện, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng gây mệt mỏi, chóng mặt do cả động mạch và tĩnh mạch có nguy cơ tắc nghẽn hay thu hẹp tiết diện lưu thông máu.

3. Các vấn đề với động mạch vành

Các bệnh lý về động mạch vành có thể do cơ thể xuất hiện các chất béo bám lên thành mạch. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiết diện lưu thông máu và khiến tim phải hoạt động nhiều hơn mới đảm bảo máu đi khắp cơ thể.

Mảng bám gây hẹp động mạch và tĩnh mạch sẽ lớn dần theo thời gian. Khi đạt đến kích thước nhất định, mảng bám có thể vỡ ra rồi đọng lại tiếp ở tĩnh mạch. Trường hợp mảng bám vỡ ra bám lại sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều, khiến máu khó lưu thông hơn. Tình trạng đó khiến tim phải hoạt động quá tải dẫn đến xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ.

4. Vấn đề với động mạch ngoại biên

Máu truyền đến tứ chi là nhờ sự hoạt động tuần hoàn của các động mạch ngoại biên. Khi động mạch này gặp vấn đề sẽ xuất hiện mảng bám ở thành mạch. Mức độ nguy hiểm và cơ chế khá tương đồng với vấn đề ở động mạch vành do đều cản trở quá trình lưu thông khí huyết.

Tứ chi khi nhận đủ máu giàu dinh dưỡng sẽ xuất hiện cơ nhức mỏi. Bạn có thể cảm thấy đau nhức và uể oải khi thực hiện các động tác như đi bộ hay leo cầu thang. Đồng thời, vấn đề ở động mạch ngoại biên cũng dẫn đến nguy cơ suy tim và đột quỵ.

5. Vấn đề với động mạch cảnh

Động mạch cảnh là những mạch máu chạy dọc ở phần cổ của chúng ta. Chức năng chính của động mạch cảnh là duy trì tuần hoàn cho bộ phận cổ và khuôn mặt. Khi động mạch cảnh xuất hiện mảng bám tích tụ thu hẹp đường di chuyển của máu sẽ khiến khu vực đầu cổ đau nhức vì không nhận đủ máu.

Mảng bám ở động mạch cảnh tích tụ lâu có nguy cơ vỡ ra tạo thành huyết khối. Huyết khối có thể bị dòng máu đẩy đi hoặc mắc lại ở động mạch. Nguy hiểm hơn nữa là huyết khối có nguy cơ chặn dòng máu tuần hoàn lên não và gây tắc nghẽn mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

6. Nguy cơ mắc bệnh liên quan đến mạch máu não

Não bộ là cơ quan duy trì sự sống cùng với tim. Khi máu không kịp mang oxy cung cấp cho não thì các hoạt động sẽ bị gián đoạn. Vì thế, sự sống của các tế bào đều cần nhờ vào tim đập và sự chỉ huy từ não.

Những vấn đề về mạch máu não đều sẽ làm giảm hay tắc nghẽn khí huyết. Đột quỵ hay thu hẹp động mạch và tĩnh mạch là nguyên nhân dẫn đến vấn đề mạch máu não. Khi động mạch suy yếu sẽ khiến phình động mạch. Những mạch máu dị thường cần được chú ý để kiểm soát tình trạng sức khỏe khi cần thiết.

7. Suy yếu tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch có thể biểu hiện các mạch nổi lên dày, xoắn hay có màu xanh ở chân. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ giãn tĩnh mạch. Tình trạng này xảy ra khi máu bị ngăn cản ứ đọng không thể quay trở về tim. Nếu tĩnh mạch yếu sẽ không thể xử lý kịp thời dẫn đến hư hỏng hoặc máu đổi dòng.

Tình trạng này kéo dài khiến máu tụ ngày càng nhiều và tĩnh mạch nổi lên xoắn lại. Những vấn đề biểu hiện trên da có thể quan sát được bằng mắt thường. Bạn cần lưu ý điều đó và đến bác sĩ kiểm tra nếu xuất hiện trong thời gian dài kèm đau nhức.

8. Hội chứng mạng nhện

Giãn tĩnh mạch gây nổi gân như mạng nhện cũng có biểu hiện giống hội chứng mạng nhện, nhưng mạng nhện thường mỏng hơn. Hiện tượng này sẽ thường xuất hiện để thông báo về các vấn đề tĩnh mạch. Những mạch máu nhỏ nổi lên sẽ có màu sắc thường là xanh đôi khi có màu đỏ.

Nếu trên da nổi gân mạng nhện nhiều có thể nguyên nhân đến từ chấn thương hay đã phơi nắng quá lâu. Đồng thời, sự mất cân bằng nội tiết của phụ nữ mãn kinh và khi đang mang thai cũng dẫn đến hiện tượng mạng nhện.

9. Huyết khối

Khi con người bị thương, các tế bào tiểu cầu sẽ nhận tín hiệu và tập trung ở miệng vết thương để cầm máu. Tổn thương mạch máu được tiểu cầu che đi, đây có thể coi như cục máu đông. Thế nhưng, những cục máu đông đó bám vào thành mạch có thể gây ra tổn thương nguy hiểm, gây tắc nghẽn và viêm mạch máu.

Cục máu đông nếu không phải để ngăn chặn vết thương thành mạch sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Ngoài ách tắc sự lưu thông, cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy tim và đột quỵ. Nguy hiểm hơn cả là khi tụ máu ở não và tim.

10. Viêm dẫn đến tắc tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch là khi cơ thể có sưng tấy hoặc kích ứng do máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch. Nguyên nhân xuất hiện cục máu đông có thể là sau khi trải qua phẫu thuật hoặc bị chấn thương hay cơ thể không thường xuyên hoạt động do nằm bất động quá lâu.

Viêm tắc tĩnh mạch hình thành ở bề mặt da hoặc sâu phía bên dưới. Bạn có thể tham khảo từ bác sĩ về thuốc làm loãng máu để hạn chế sự hình thành cục máu đông gây ảnh hưởng tốc độ lưu thông.

11. Huyết khối nằm sâu tại tĩnh mạch

Cục máu đông hình thành ở sâu bên trong tĩnh mạch chủ yếu ở chân là huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu người bệnh điều trị phải nằm lâu hay ngồi trên phương tiện di chuyển thời gian dài sẽ xuất hiện vấn đề này.

Trên thực tế, cơ thể cần duy trì hoạt động để xúc tác tuần hoàn máu. Nếu bạn ngồi quá lâu hay không di chuyển sẽ dẫn đến giảm lưu tốc máu gây ra huyết khối. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tan ra và được đưa đi nhưng không may vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

12. Tắc động mạch và tĩnh mạch phổi

Máu đông vỡ nhỏ sẽ hạn chế sự ngăn cản với quá trình lưu thông. Tuy nhiên, nguy cơ chúng đi đến phổi thường rất cao. Phổi hay các cơ quan bên trong đều cần có sự hỗ trợ của máu giàu dinh dưỡng để vận hành. Vì thế khi tắc động mạch và tĩnh mạch phổi sẽ dẫn đến khó thở, đau tức ngực. Nguy hiểm hơn nữa là đe dọa đến tính mạng của bạn.

13. Suy tĩnh mạch mãn tính

Mạch máu đều sẽ đi khắp cơ thể và luôn vận động nhịp nhàng để đảm bảo toàn thân duy trì được lượng máu cần thiết. Khi tĩnh mạch hư hỏng hoặc suy yếu, cơ thể sẽ dẫn đến ngừng chảy máu hay đọng lại trong huyết quản. Cục máu đông làm ảnh hưởng van đóng mở sẽ gây nguy hiểm cho quá trình tuần hoàn.

14. Phình động mạch

Sự suy yếu của thành mạch có thể khiến mạch phình lớn ra. Đến ngưỡng tối đa sẽ dẫn đến vỡ mạch máu. Máu có vai trò quan trọng nhưng khi chảy ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng. Vì các vấn đề về động mạch và tĩnh mạch hay người mới chấn thương đều có nguy cơ phát triển thành phình động mạch.

15. Biểu hiện nguy hiểm cần báo cho bác sĩ

Các vấn đề về động mạch và tĩnh mạch luôn xuất hiện, nếu nhẹ sẽ giảm dần còn nặng thì kéo dài gây cản trợ cho sinh hoạt. Bạn cần chú ý một số biểu hiện sau để kịp thời đến bệnh viện kiểm tra:

  • Tự dưng hơi thở khó khăn
  • Đau tức vùng ngực
  • Hoa mắt chóng mặt có thể ngất
  • Nhịp tim rối loạn nhanh hơn
  • Cơn đau dữ dội ở vùng đầu
  • Buồn nôn
  • Mắt nhìn mờ hoặc vật thể nhân đôi
  • Thị lực suy giảm một bên mắt hoặc cả hai
  • Tê bì cơ đặc biệt là cơ vùng mặt
  • Khó khăn khi thực hiện giao tiếp
  • Tâm lý xuất hiện lo âu
  • Co giật

Hầu hết các vấn đề động mạch và tĩnh mạch là do huyết khối gây ra. Vì thế, bạn nên chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnhthường xuyên luyện tập thể thao để gia tăng khả năng lưu thông tĩnh mạch, giúp máu dễ dàng vận chuyển và hoạt động đúng chức năng của nó. Nếu trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bệnh nguy hiểm, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo; webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan