Các biến chứng tim mạch có thể gặp sau tổn thương não

Các biến chứng tim mạch thường gặp sau tổn thương não và liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Các bất thường bao gồm tăng huyết áp, hạ huyết áp, thay đổi điện tâm đồ, rối loạn nhịp tim, giải phóng dấu ấn sinh học của chấn thương tim và rối loạn chức năng thất trái. Các bất thường thường có thể hồi phục và do đó, việc xử trí nên tập trung vào chăm sóc hỗ trợ chung và điều trị chấn thương não cơ bản.

Rối loạn chức năng tim mạch thường là biến chứng sau một ca chấn thương sọ não dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao hơn. Chấn thương sọ não dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ (do catecholamine làm trung gian), thay đổi cân bằng nội môi tuần hoàn hệ thống, nguyên nhân bởi các kích thích thần kinh gây ra, các bất thường về điện tâm đồ, siêu âm tim và thay đổi nồng độ men tim trong huyết thanh (không phải do bệnh lý tim nguyên phát). Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực trong việc tìm ra cách xử trí đối với những bệnh nhân mắc các biến chứng liên quan đến tim mạch sau chấn thương sọ não.

1. Chấn thương sọ não là gì?

Chấn thương sọ não (TBI) ảnh hưởng đến khoảng 1,8 triệu người trên toàn thế giới và nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương não bộ vĩnh viễn trong các trường hợp đặc biệt.

Chấn thương sọ não là một bệnh có một quá trình sinh lý bệnh lý phức tạp gây ra bởi các lực cơ học tạo ra các rối loạn về thể chất, nhận thức, thị lực, cảm xúc và giấc ngủ. Chấn thương sọ não cũng liên quan đến rối loạn chức năng tim, dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân bởi chức năng não đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của tim thông qua các cơ chế thần kinh và nội tiết tố.

Hệ thống thần kinh tự chủ (ANS) tạo thành một mạng lưới phức tạp trong hệ thống thần kinh trung ương liên quan đến các cấu trúc như vùng trước trán và trung gian của vỏ não, hạch hạnh nhân não, vân cuối, vùng dưới đồi, chất xám quanh sản, cầu bán thân và vùng lưới trung gian của tủy được gọi chung là “Mạng lưới tự trị trung tâm (CAN)”.

Hệ thống thần kinh tự chủ, thông qua bộ phận giao cảm, thực hiện chức năng kiểm soát tim và các mạch ngoại vi. Ngoài ra, điều quan trọng cần phải hiểu là các sợi giao cảm sau ion liên kết với tâm nhĩ, tâm thất và động mạch vành qua hạch cổ (dây thần kinh tim trên, giữa và dưới) hoặc từ các hạch ngực ở mức T1 – T4, làm tăng nhịp tim, co bóp cơ tim và giãn mạch vành. Hệ thống tim mạch chịu sự kiểm soát tự động được gọi là “tự điều hòa tim mạch thần kinh (NCR)”.

Sự thay đổi nhịp tim (HRV) đã được đề xuất để đánh giá sự thay đổi tự chủ, phản ánh hoạt động của giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm, là một yếu tố dự báo rất hữu ích ở bệnh nhân chấn thương sọ não. Sự thay đổi nhịp tim cũng là một dấu hiệu điện tâm đồ không xâm lấn phản ánh hoạt động của các bộ phận của hệ thống thần kinh tự chủ trong nút xoang của tim, cho thấy tổng số dao động của nhịp tim tức thời và các khoảng thời gian trong chu kỳ của tim.

Ngoài ra, dấu hiệu này cho thấy sự mất cân bằng của các sợi hướng tâm và hướng ra hệ thống thần kinh tự chủ, gây ra rối loạn nhịp nhanh thất và đột tử do tim cũng như kiểm soát hệ thần kinh.

Người bị Block nhánh phải cần phải khám tim mạch định kỳ thường xuyên
Các biến chứng tim mạch thường gặp sau tổn thương não và liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong

2. Các biến chứng tim mạch thường gặp sau chấn thương sọ não

2.1. Ảnh hưởng đến Catecholaminergic

Trục hạ đồi - tuyến yên – tuyến thượng thận phối hợp để tạo ra một số tín hiệu nội tiết điều hòa nội tiết tố cơ bản tích hợp với cảm giác căng thẳng, hoạt động thể chất và trao đổi chất. Ở cấp độ vùng dưới đồi, nhân thượng vị tiết ra hormone giải phóng corticotropin kích thích tuyến thượng thận tiết ra cortisol. Sự gia tăng trương lực giao cảm gây ra một làn sóng catecholamine trong quá trình chấn thương sọ não dẫn đến tổn thương tim do phì đại và thiếu máu cục bộ cơ tim.

Ngoài ra, về lâu dài, nó có thể gây ra phù nề, xơ hóa thoáng qua, viêm và hoại tử dải co thắt. Tuy nhiên, sự thay đổi ở vùng dưới đồi và vỏ não trong làm thay đổi mạng lưới tự trị trung tâm, gây ra các tác dụng phụ ở tim. Tổn thương ở vùng này làm tăng nguy cơ biến chứng tim và có thể gây ra dao động huyết áp, rối loạn nhịp tim và khiến các tế bào cơ tim bị chết.

2.2. Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Chấn thương sọ não mức độ trung bình tạo ra những thay đổi trong sự kết hợp giữa hệ thống thần kinh tự chủ và cơ chế tự điều hòa thần kinh của hệ thống tim mạch. Mức độ tách lớp tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của các tổn thương.

Đặc điểm của làn sóng catecholaminergic bao gồm: sự co mạch toàn thân sau đó làm tăng hậu tải, cung lượng tim và nhu cầu oxy và co mạch (đến tuần hoàn vành) có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim.

Tăng huyết áp toàn thân cũng dẫn đến tăng áp động mạch phổi dữ dội, tăng áp lực thủy tĩnh và tạo ra dịch truyền kết hợp với rối loạn chức năng thất trái có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp tính và phù phổi cấp. Một biến chứng thường gặp của những trường hợp ảnh hưởng đến phổi này là viêm phổi, tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong những trường hợp này là do vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus).

2.3. Nhịp tim và huyết áp

Khi lượng catecholamine tăng cao, chúng gây ra hiện tượng tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nhu cầu oxy có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ dưới cơ tim gây suy giảm chức năng tâm thất. Tuy nhiên, nhịp chậm xoang rõ rệt xảy ra do phản xạ baroreceptor (bộ ba Cushing).

Việc đánh giá khả năng tự điều hòa thần kinh của tim bằng cách đo nhịp tim và các dao động của nó đã được các nhà khoa học áp dụng vào thực tế. Kết quả của phép phân tích quang phổ của nhịp tim giảm tỷ lệ nghịch với mức độ nghiêm trọng của chấn thương và về 0 trong trường hợp chết não.

Phục hồi chức năng chống chỉ định đối với bệnh nhân mắc tăng huyết áp nặng
Khi lượng catecholamine tăng cao, chúng gây ra hiện tượng tăng huyết áp, tăng nhịp tim và tăng nhu cầu oxy có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ dưới cơ tim gây suy giảm chức năng tâm thất

2.4. Thay đổi điện tim

Rối loạn chức năng tâm thu thất trái là một trong những biến chứng thường gặp và có thể điều trị được, nó được đặc trưng bởi nhịp xoang và những thay đổi điện tâm đồ như kéo dài khoảng QT, đoạn ST chênh lên, sóng T phẳng hoặc đảo ngược, sóng U nhọn hoặc sóng T đảo ngược và phức bộ QRS giãn rộng, có liên quan đến tiên lượng xấu hơn.

Những thay đổi này bị ảnh hưởng bởi các biến số trong diễn biến tự nhiên của bệnh, sự thay đổi các khu vực tổn thương và sự hiện diện của phù nề hoặc khả năng phục hồi một phần cơ tim. Những phát hiện này và mối tương quan lâm sàng của chúng trong bối cảnh của bệnh nhân có thể xác định rằng đó là tình trạng nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) của bệnh mạch vành.

3. Chẩn đoán các biến chứng tim mạch thường gặp sau chấn thương sọ não

Chụp động mạch vành cùng với chụp não thất được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán biến chứng tim mạch do chấn thương sọ não, mặc dù siêu âm tim dễ thực hiện hơn và tiêu chuẩn chẩn đoán cơ bản của biến chứng tim mạch sau chấn thương sọ não là âm vực đỉnh của tâm thất trái. Các men tim và phát hiện điện tâm đồ cũng có khả năng hỗ trợ chẩn đoán biến chứng tim mạch sau chấn thương sọ não.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Các triệu chứng không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán vì chúng có thể là một sự ngẫu nhiên do các lý do khác, mặc dù các triệu chứng này là đau trước tim, khó thở hoặc ngất, đang mắc một bệnh liên quan đến thần kinh, tình trạng suy nhược hoặc cơ thể của bệnh nhân suy yếu do giảm trạng thái ý thức. Cần phải làm rõ rằng các biến chứng tim mạch sau chấn thương sọ não đã được báo cáo ở các mức độ nghiêm trọng và có thể sai lệch đặc điểm xác định để chẩn đoán thực thể này do các nguyên nhân chủ quan.

Điều này giải thích cho việc tại sao cần rất nhiều tiêu chí để chẩn đoán. Các tiêu chí của Phòng khám Mayo, kể từ khi xuất hiện vào năm 2004 bởi một nhóm chuyên gia tim mạch, cho đến nay đã trải qua một số sửa đổi nhất định. Các phát hiện siêu âm tim nói trên và việc loại bỏ hẹp, tắc nghẽn hoặc huyết khối mạch vành, hoặc đồng thời với một số nguyên nhân khác của sự gia tăng nồng độ catecholaminergic, chẳng hạn như pheochromocytoma, là tiêu chuẩn chẩn đoán của biến chứng tim mạch sau chấn thương sọ não.

Ngoài những tiêu chí này, các tiêu chí của InterTAK, là kết quả của sự đồng thuận toàn cầu, bao gồm kiến ​​thức có thể về tác nhân kích thích thể chất hoặc cảm xúc, tình trạng của một phụ nữ sau mãn kinh và bệnh viêm cơ tim nhiễm trùng.

Ngoài ra, các tiêu chí sau này không loại trừ hẹp mạch vành nhưng có thể là một đặc điểm cùng tồn tại. Các bệnh lý đi kèm có thể khiến việc áp dụng các tiêu chí trên trở nên khó khăn là u pheochromocytoma và bệnh mạch vành. Rất giống với các tiêu chí này là tiêu chí Segovia Cubero chia các yếu tố điều hòa này thành tiêu chí bắt buộc, tiêu chí chính và tiêu chí phụ. Có các tiêu chí khác như hướng dẫn chẩn đoán các biến chứng tim mạch sau chấn thương sọ não của Nhật Bản, các tiêu chí này chứa nhiều mục có thể khiến người bệnh cảm thấy giật mình về bản chất độc quyền của chẩn đoán.

tim mạchk
Một trong những biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của các ca chấn thương sọ não chính là các biến chứng liên quan đến tim mạch

Một trong những biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của các ca chấn thương sọ não chính là các biến chứng liên quan đến tim mạch. Các chuyên gia đều thống nhất quan điểm cho rằng, các bác sĩ lâm sàng cần lưu ý đến khả năng mắc phải các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não.

Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để bổ sung cho quan điểm này, bao gồm những biến chứng về nồng độ men tim hoặc các bất thường liên quan cũng như mối tương quan của chúng với kết quả tổng thể của bệnh nhân chấn thương sọ não.

Bài viết tham khảo nguồn: heartmindjournal.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan