Bị ngất có phải do tim bất thường?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Ngất là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân không chỉ do bởi bệnh lý tim mạch mà còn do bởi các nguyên nhân khác như do phản xạ thần kinh hay tụt huyết áp.

1. Ngất là gì?

Ngất là sự mất ý thức tạm thời do giảm tưới máu não, với các đặc điểm đột ngột, không kéo dài và tự hồi phục hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây ra ngất

2.1. Ngất do tim mạch

Ngất xảy ra bởi các bệnh lý tim mạch làm giảm cung lượng tim đột ngột gây thiếu máu não.

Các bệnh lý hay gặp:

  • Do rối loạn nhịp: nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh.
  • Do các bệnh lý ở tim: hẹp khít van động mạch chủ, u nhầy nhĩ trái, bệnh cơ tim phì đại ...
Đau đầu do căng thẳng stress kéo dài
Stress kéo dài có thể khiến bạn bị ngất

2.2. Ngất do thần kinh

Với nguyên nhân này ngất có thể xảy ra ngay cả ở những người khỏe mạnh và nó thường hay bị đi bị lại

Cơ chế gây trụy mạch do:

  • Phản xạ thần kinh xuất hiện sau khi đi tiêu, tiểu, ho, sau ăn, nín thở, nâng vật nặng, đè xoang cảnh
  • Kích ứng tâm thần nội sinh do bởi rối loạn cảm xúc, rối loạn hoảng sợ.

2.3. Ngất do hạ huyết áp tư thế

Bệnh xảy ra ngất đột ngột khi bệnh nhân đang ngồi hay nằm mà đứng dậy khá nhanh hay đứng lâu quá.

Nguyên nhân là do:

  • Sử dụng thuốc giãn mạch
  • Giảm thể tích tuần hoàn
  • Bệnh thần kinh tự động (đái tháo đường, Parkinson, bệnh dạng bột ...)

Với loại ngất này việc đứng lên hay ngồi xuống cần phải cẩn thận và nhất là không nên đứng lâu ở trạng thái bất động, kèm theo tập thể dục hàng ngày là liệu pháp phòng ngừa tốt nhất.

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần được phục hồi chức năng tim mạch
Một trong những nguyên nhân gây ngất có thể liên quan đến bệnh tim mạch

3. Các trình trạng phân biệt với ngất

  • Chấn thương
  • Mất máu cấp
  • Hạ đường huyết
  • Thuốc lắc hoặc rượu
  • Cơn đột quị
  • Cơn động kinh
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Rối loạn giấc ngủ, như cơn buồn ngủ và narcolepsy
  • Cơn lo âu và hội chứng tăng thông khí, rối loạn dạng cơ thế

4. Cách chẩn đoán ngất

4.1 Chẩn đoán ngất do thần kinh

  • Không có bệnh tim
  • Tiền sử từ lâu bị ngất tái diễn
  • Sau khi đột ngột có cái nhìn, mùi, vị hoặc cơn đau khác thường
  • Sau nôn, mửa
  • Trong khi ăn hoặc sau ăn
  • Xoay đầu hoặc đè lên xoang cảnh.
Khi bệnh nhân buồn nôn cần dừng tập ngay lập tức
Người bệnh có thể nôn mửa kèm theo ngất

4.2 Chẩn đoán ngất do hạ huyết áp tư thế đứng

  • Sau khi đứng
  • Liên quan tạm thời với liều khởi đầu thuốc hạ huyết áp
  • Đứng lâu đặc biệt nơi đông người, nơi quá nóng
  • Có bệnh thần kinh tự động hoặc bệnh Parkinson
  • Đứng lâu sau gắng sức.
parkinson
Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh Parkinson có thể bị ngất

4.3 Chẩn đoán ngất do tim mạch

  • bệnh tim thực thể rõ
  • Tiền sử gia đình hoặc đột tử hoặc bệnh lý kênh tế bào
  • Xảy ra khi gắng sức hoặc nằm
  • Khởi phát hồi hộp đột ngột ngay khi ngất
  • Điện tâm đồ gợi ý.

Tóm lại, chẩn đoán ngất cần đánh giá tỉ mỷ hoàn cảnh xuất hiện, khai thác tiền sử bệnh tật, tiền sử điều trị thuốc và thực hiện các xét nghiệm đánh giá như điện tim, holter điện tim, siêu âm tim, test ép xoang cảnh, nghiệm pháp bàn nghiêng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan