Bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt: nguyên nhân và phòng ngừa

Bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt là nguyên nhân dẫn đến cái chết ở nhiều người. Đây cũng là mối quan hệ phức tạp và xảy ra do nhiều nguyên nhân. Như vậy, cụ thể những nguyên nhân nào dẫn đến việc này và cách phòng chống như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ các thông tin trên.

1. Mối liên quan giữa tâm thần phân liệt và bệnh tim mạch

Nhiều người bị tâm thần phân liệt chết vì bệnh tim mạch hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Trong dân số nói chung bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam và nữ. Những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng, bao gồm cả tâm thần phân liệt, có nguy cơ tử vong cao hơn so với dân số nói chung. Điều này có nghĩa là tuổi thọ những người mắc bệnh tâm thần phân liệt sẽ ngắn hơn 10-25 năm so với những người không mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nghiêm trọng với các triệu chứng bao gồm ảo giác và ảo tưởng. Tình trạng này có thể kéo dài suốt đời, nhưng có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp điều trị. Hiện nay, có khoảng 1% dân số được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt.

Bệnh tim mạch phổ biến nhất là bệnh động mạch vành, xảy ra khi mảng bám mỡ tích tụ trong lòng động mạch, cản trở dòng máu chảy trong lòng động mạch và có thể dẫn đến cơn đau tim (nhồi máu cơ tim).

Bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt dẫn đến cái chết của nhiều người
Bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt dẫn đến cái chết của nhiều người

2. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt?

Mối quan hệ giữa tâm thần phân liệt và bệnh tim mạch là một mối quan hệ phức tạp. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân dưới đây:

2.1 Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò lớn trong cả bệnh tâm thần phân liệt và bệnh tim mạch. Các chuyên gia ước tính rằng gen đóng góp khoảng 80% nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt và 30% - 60% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Điều này giúp giải thích tại sao cả hai bệnh lý này thường xảy ra với các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, một số giải thích khác cho rằng, điều này có thể liên quan đến điều kiện khi sinh. Trẻ sinh non tháng, nhẹ cân và người mẹ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai, thì làm tăng nguy cơ mắc cả bệnh tim mạch và tâm thần phân liệt cao hơn.

Di truyền đóng vai trò lớn trong cả bệnh tâm thần phân liệt và bệnh tim mạch
Di truyền đóng vai trò lớn trong cả bệnh tâm thần phân liệt và bệnh tim mạch

2.2 Yếu tố sinh học dẫn đến bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt

Các nhà khoa học cũng đã xem xét các quá trình sinh học khác nhau để giúp giải thích tại sao những người bị tâm thần phân liệt lại có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

Có thể là do bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến hoạt động không bình thường hệ thần kinh tự động. Hệ thần kinh tự động cũng kiểm soát:

  • Huyết áp
  • Nhịp tim
  • Sức khỏe của mạch máu

Cả bệnh tim mạch và bệnh tâm thần phân liệt đều có liên quan đến nồng độ hormone cortisol cao hơn trong máu. Cortisol máu góp phần vào quá trình hình thành mảng bám trong lòng động mạch và gây ra bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lo âu.

Cũng có bằng chứng cho thấy những người bị tâm thần phân liệt có chỉ số viêm cao hơn. Tình trạng viêm mạn tính có liên quan đến bệnh tim mạch và các bệnh lý khác.

Cortisol góp phần hình thành mảng bám trong động mạch và gây ra bệnh tâm thần phân liệt
Cortisol góp phần hình thành mảng bám trong động mạch và gây ra bệnh tâm thần phân liệt

2.3 Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị bệnh tâm thần phân liệt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thuốc chống loạn thần có khả năng làm tăng cân và mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol xấu. Tất cả những điều này là các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch.

Theo một nghiên cứu, những người bị tâm thần phân liệt dùng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài cũng có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn nhiều so với những người không dùng thuốc: 53,5% so với 9,9%. Khi có ít nhất ba trong năm tình trạng sau thì được chẩn đoán là “Hội chứng chuyển hóa”. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh không chỉ bệnh tim mạch mà còn cả bệnh đái tháo đường và đột quỵ.

  • Huyết áp cao
  • Đường máu cao
  • Cholesterol HDL (“tốt”) thấp
  • Triglyceride máu cao
  • Kích thước vòng eo lớn
Thuốc chống loạn thần tạo nên bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt
Thuốc chống loạn thần tạo nên bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khả năng thuốc chống loạn thần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cách hoạt động của hệ thần kinh tự động.

2.4 Các vấn đề về hành vi và lối sống

Những người bị tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần nghiêm trọng khác có thể đang có lối sống không lành mạnh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm:

  • Dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Hút thuốc lá, thuốc lào
  • Uống quá nhiều rượu
  • Lạm dụng thuốc
  • Không tập thể dục không đều đặn

Những nghiên cứu cho thấy rằng, những người mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt có khả năng hút thuốc cao gấp ba lần và có nguy cơ béo phì nặng cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh.

Lối sống không lành mạnh ảnh hưởng đến bệnh tâm thần phân liệt
Lối sống không lành mạnh ảnh hưởng đến bệnh tâm thần phân liệt

2.5 Quá trình tiếp cận điều trị bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt

Cùng với tất cả các yếu tố, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tâm thần phân liệt thường không được chăm sóc và điều trị đầy đủ. Họ cũng ít có khả năng dùng thuốc theo quy định hoặc thực hiện theo các chương trình giúp trái tim khỏe hơn. Thông thường, bệnh tim mạch cũng như các bệnh lý khác như tăng huyết áp và tăng cholesterol máu hầu như không được chẩn đoán đầy đủ.

Nguyên nhân của điều này là do thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và bệnh nhân cũng không sẵn sàng nhận trợ giúp. Trong một số trường hợp, có thể do thiếu bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân có rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Ngay cả khi một người bị tâm thần phân liệt bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não, họ cũng ít có khả năng để thực hiện các biện pháp giúp họ hồi phục.

3. Phòng chống bệnh tim mạch

Nguyên nhân do thuốc và đôi khi là do di truyền, những người bị tâm thần phân liệt phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cách thức để phòng tránh bệnh tim mạch ở người bị tâm thần phân liệt hay người bình thường đều giống nhau: đó là giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, như

  • Giảm cân nặng
  • Bỏ thuốc lá
  • Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
  • Tập thể dục

Cần có những nỗ lực đặc biệt để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị những người bị tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần nghiêm trọng khác.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan