Ai không nên uống Aspirin

Aspirin là một loại thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu có nhiều công dụng khác nhau, được sử dụng trong nhiều hỗn hợp thuốc trên thị trường. Vậy, ai không nên uống Aspirin?

1. Aspirin là gì?

Trước khi tìm hiểu ai không nên uống Aspirin thì bạn cần biết được đây là loại thuốc gì? Theo đó, Aspirin là một dẫn xuất của axit acetylsalicylic, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Aspirin là loại thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần kháng viêm. Aspirin là hoạt động nhờ khả năng ức chế enzyme COX, từ đó có thể ức chế khả năng tổng hợp của các chất gây viêm đau. Bên cạnh đó, Aspirin còn được dùng kê đơn với mục đích giảm nguy cơ hình thành máu đông, đau tim, nguy cơ đột quỵ.

Nhìn chung, công dụng của thuốc Aspirin gồm:

  • Giảm đau nhẹ - trung bình;
  • Hạ sốt;
  • Viêm cấp, mạn tính;
  • Chống huyết khối;
  • Bệnh tim mạch;
  • Tai biến;

Khi dùng thuốc Aspirin cần có hướng dẫn, tư vấn và chỉ định bởi bác sĩ/ dược sĩ.

2. Aspirin không dùng cho đối tượng nào?

Asprin là thuốc khá thông dụng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng. Aspirin không dùng cho đối tượng nào? Theo đó, Aspirin không dùng cho các đối tượng sau:

2.1 Dị ứng với thành phần có trong Aspirin;

Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong Aspirin, hay các tiền sử dị ứng thuốc khác thì không nên dùng thuốc này.

2.2 Hen suyễn

Hen suyễn, hen phế quản – bệnh lý đường hô hấp điển hình. Đa phần các trường hợp bị hen có gia tăng đáp ứng phế quản khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như thuốc. Do vậy, việc sử dụng thuốc ở các đối tượng bị hen cần rất thận trọng.

Aspirin – thuốc giảm đau chống viêm phổ biến. Tuy nhiên, với các đối tượng đang bị hen thì thuốc Aspirin có thể gây ra tình trạng co thắt cơ trơn phế quản. Tình trạng này khiến cho bệnh hen trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí xảy ra các cơn hen cấp – hen do Aspirin.

Cơ chế đặc ứng gây hen của Aspirin có thể do nhiều yếu tố như:

  • Tăng chuyển hoá axit arachidonic;
  • Tăng giải phóng chất trung gian từ dưỡng bào phế quản;
  • Các chất trung gian tiền viêm;
  • Prostaglandin;
  • Leucotrien...

Có nhiều trường hợp bị hen đã ổn định, nhưng lại dùng Aspirin khiến tái phát cơn hen rất nặng, thậm chí phải cấp cứu. Chính vì thế, những người bị hen không nên uống Aspirin.

2.3 Viêm loét dạ dày

Ai không nên uống Aspirin? Theo đó nhưng người đang gặp các vấn đề về đường tiêu hoá như sau thì không nên uống Aspirin:

  • Đau dạ dày;
  • Ợ hơi, ợ nóng;
  • Loét đường tiêu hoá;

Aspirin – nhóm thuốc giảm đau kháng viêm, thông qua việc ức chế COX-2. Ngoài ra, thuốc Aspirin cũng ức chế cả COX-1 - ức chế tạo thành prostaglandin sinh lý giúp tăng tiết nhầy bảo vệ niêm mạc trong đường tiêu hoá. Do đó, nhóm thuốc này có thể gây ra các vấn đề về viêm loét dạ dày, thậm chí là chảy máu dạ dày. Chính vì thế, những người đang gặp các vấn đề về dạ dày không nên dùng thuốc Aspirin.

2.4 Có thai và cho con bú

Không thể bỏ qua nhóm đối tượng có thai và cho con bú. Theo đó, người đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối không dùng Aspirin. Bởi thuốc có thể gây ức chế co bóp, trì hoãn quá trình chuyển dạ trong khi sinh.

Thậm chí, khi dùng Aspirin trong giai đoạn này có thể khiến cho ống động mạch tử cung đóng sớm. Bạn có thể phải đối mặt với các nguy cơ tăng huyết áp động mạch phổi, suy hô hấp sơ sinh... rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, thuốc Aspirin có thể gây ra tình trạng ức chế kết tập tiểu cầu ở cả thai phụ và thai nhi, do đó làm tăng nguy cơ chảy máu hơn. Vì thế không dùng Aspirin cho đối tượng này.

2.5 Trẻ dưới 16 tuổi

Ngoài các đối tượng trên thì trẻ em khi dùng Aspirin đã có báo cáo xảy ra hội chứng Reye - bệnh não cấp tính và xâm nhập mỡ trong gan hay gặp sau nhiễm virus cấp tính, điển hình khi dùng axit salicylic. Do đó, không dùng Aspirin cho đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng kể trên thì không nên dùng Aspirin.

Ngoài ra, thuốc Aspirin còn không dùng cho các đối tượng như:

  • Rối loạn đông máu;
  • Máu loãng;
  • Dị ứng với Ibuprofen hoặc Naproxen...;
  • Suy tim;
  • Xơ gan;
  • Suy thận;
  • Giảm tiểu cầu;.

3. Có nên uống Aspirin mỗi ngày?

Aspirin – thuốc được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. Thuốc Aspirin sử dụng hằng ngày là một trong những liệu pháp được áp dụng cho người bị đau tim. Vì lý do này nên nhiều người có băn khoăn có nên uống Aspirin mỗi ngày?

Theo đó, Aspirin dùng hằng ngày được chỉ định cho đối tượng bị đau tim/đột quỵ. Trường hợp, bạn có nguy cơ đau tim thì bác sĩ sẽ có những cân nhắc lợi ích và rủi ro khi dùng Aspirin.

Dùng 1-2 viên Aspirin không thường xuyên được cho là an toàn cho hầu hết các đối tượng bị đau đầu, đau nhức cơ thể, sốt. Tuy nhiên, có nên uống Aspirin mỗi ngày không thì lời khuyên là KHÔNG vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Trường hợp chỉ định sử dụng Aspirin mỗi ngày nếu có:

  • Tiền sử đau tim/ đột quỵ;
  • Không bị nhồi máu cơ tim nhưng đã làm phẫu thuật tim mạch (bắc cầu mạch vành, đặt stent động mạch vành);
  • Chưa bị đau tim nhưng có nguy cơ cao mắc phải;
  • Đái tháo đường có tối thiểu 1 yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim;

Bác sĩ khuyến nghị uống Aspirin hàng ngày với các đối tượng:

  • Tuổi từ 50-59;
  • Không có nguy cơ chảy máu;
  • Có nguy cơ bị đau tim/ đột quỵ trong 10 năm tới;

Trước khi uống Aspirin mỗi ngày, bạn cần cho bác sĩ biết các thông tin gồm:

  • Rối loạn đông máu/chảy máu;
  • Dị ứng Aspirin;
  • Viêm loét dạ dày...;

Trường hợp bạn đang dùng Aspirin mỗi ngày nhưng muốn làm thủ thuật, phẫu thuật hãy cho bác sĩ biết. Ngoài ra, bạn cũng không ngừng đột ngột khi uống Aspirin mỗi ngày. Bởi vì nó có thể gây ra tác dụng phụ, cục máu đông...

Trên đây là một số thông tin về những ai không nên uống Aspirin, có nên uống Aspirin mỗi ngày không?... Nếu còn băn khoăn nào khác về uống thuốc Aspirin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

665 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan