Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Có cách nào chữa dứt điểm được không?

Hỏi

Tôi đi khám và được chẩn đoán là trào ngược dạ dày. Tôi hay bị ho vào ban đêm, những con ho kéo dài đến 2 tiếng. Tôi bị đã được 3 năm. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Có cách nào chữa dứt điểm được không ạ?

Bùi Thị Thúy (1986)

Trả lời

Chào bạn! Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, đây là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường là nóng sau xương ức, trớ ít thức ăn, dịch vị, khó nuốt, nuốt đau, buồn nôn, thậm chí các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như ho, hơi thở có mùi, hư hại men răng..

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính, không có một trị liệu đơn giản nào phù hợp với tất cả bệnh nhân. Ngoài ra một số lời khuyên có thể áp dụng là:

  • Tránh các bữa ăn lớn, tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ,
  • Ngừng hút thuốc, giảm cân và nâng đầu giường lên 15cm nếu có triệu chứng về đêm
  • Hạn chế đồ có gas, bia rượu, trà, cà phê, cà chua, socola...

Trường hợp không kiểm soát được các triệu chứng bằng biện pháp trên thì bạn nên đến cơ sở y tế khám để được tư vấn và điều trị hợp lý nhé. Nếu còn thắc mắc về vấn đề “trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Có cách nào chữa dứt điểm được không?” Bạn có thể đến tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Lân - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cadirabe
    Công dụng thuốc Cadirabe

    Thuốc Cadirabe được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Rabeprazole. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa.

    Đọc thêm
  • Vifosalgel
    Công dụng của thuốc Vifosalgel

    Vifosalgel là thuốc ức chế tiết acid dạ dày, được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống gói 20 ...

    Đọc thêm
  • Imipar
    Công dụng của thuốc Imipar

    Imipar là thuốc được dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được xếp vào danh mục thuốc đường tiêu hóa có thành phần hoạt chất chính là Rabenprazole, được điều chế dưới dạng bột đông ...

    Đọc thêm
  • Tocalus Tablet
    Công dụng thuốc Tocalus Tablet

    Thuốc Tocalus Tablet có thành phần chính là Trimebutin maleat, đây là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Tocalus Tablet có tác dụng gì và cách ...

    Đọc thêm
  • Rabefresh
    Công dụng thuốc Rabefresh

    Rabefresh là 1 loại thuốc làm giảm axit dạ dày. Thuốc được sử dụng trong điều trị các liên quan đến tiêu hóa như bệnh loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

    Đọc thêm