Đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì?

Mục lục

Đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì? Đây là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này, bởi đau bụng dưới rốn có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Từ các rối loạn tiêu hóa thông thường đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc bệnh phụ khoa ở nữ giới.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của BSCK I Võ Thị Thùy Trang - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bác sĩ,

Con bị đau bụng ở giữa dưới rốn, con đau theo cơn và lúc ấn mạnh vào chỗ dưới rốn thì con mới đau nhiều rồi cũng có khi đau âm ỉ nữa. Con bị đau bụng kéo dài 5 - 6 ngày nay rồi. Bác sĩ cho con hỏi đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì? Con cảm ơn bác nhiều.

Khách hàng ẩn danh

Chào bạn, với câu hỏi “đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc phải bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tình trạng bị đau quặn bụng dưới rốn có thể xảy ra do các nguyên nhân như đau bụng dưới trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc rối loạn tiêu hóa gây đau âm ỉ vùng bụng dưới. Những cơn đau này có thể đi kèm với chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi và táo bón.

Không chỉ vậy, đau bụng dưới rốn cũng là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Để giúp cháu hiểu rõ hơn, sau đây là một số bệnh lý có thể gây đau vùng bụng dưới.

1. Đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì?

Đau quặn bụng dưới là tình trạng thường gặp và trong nhiều trường hợp, nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, đặc biệt ở phụ nữ, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.  

Chị em có thể gặp nhiều sự bất tiện và khó chịu khi các cơn đau quặn bụng dưới kéo dài.
Chị em có thể gặp nhiều sự bất tiện và khó chịu khi các cơn đau quặn bụng dưới kéo dài.

Một số tình trạng có thể gây ra các cơn đau bụng dưới có thể được kể đến như:

  • Đau bụng trong kỳ kinh: Trong kỳ kinh, buồng trứng sẽ giải phóng trứng, máu và một số chất dịch khác. Tình trạng này có thể sẽ gây đau bụng dưới rốn cho chị em.
  • Rối loạn tiêu hóa: Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới một cách âm ỉ hoặc đau quặn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như chướng bụng, đầy hơi, táo bón.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Một số chị em có thể gặp tình trạng đau quặn bụng dưới trước khi kỳ kinh xảy ra khoảng 1-2 ngày.

Bên cạnh các tình trạng này, một số bệnh lý có khả năng gây ra các cơn đau quặn bụng dưới cho người bệnh. Các bệnh lý này bao gồm:

  • Mang thai ngoài tử cung: Bệnh lý này xảy ra do phôi thai làm tổ bên ngoài khu vực tử cung, thông thường là ở ống dẫn trứng. Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra các cơn đau quặn bụng dưới và vùng chậu. Không chỉ vậy, tình trạng này có thể gây chảy máu vùng kín bất thường, chóng mặt và buồn nôn.
  • U nang buồng trứng: Khi nang trứng không được phát triển và dần bị ứ dịch, tạo thành u nang. Khi u nang có kích thước nhỏ sẽ không gây ra triệu chứng gì, tuy nhiên nếu u nang to ra có thể khiến bệnh nhân bị đau quặn bụng dưới gần vùng chậu.
  • U xơ tử cung: Bệnh u xơ tử cung khá phổ biến ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. Bệnh xuất hiện do một vài tế bào thành tử cung phát triển đột biến và có thể gây đau bụng dưới, đau lưng hoặc ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u xơ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng vùng dưới rốn, vùng kín sưng, viêm và tiểu buốt.
  • Bệnh viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa, các cơn đau sẽ chuyển dần từ âm ỉ ở vùng quanh rốn xuống dần phía dưới bên phải. Các cơn đau này khá giống với đau dạ dày bình thường nên dễ khiến bệnh nhân chủ quan.  

2. Cần làm gì khi đau quặn bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác?

Nếu bị đau quặn bụng dưới kèm theo các dấu hiệu bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì, từ đó có thể điều trị kịp thời. Đau quặn bụng dưới có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, nên không nên chủ quan. Việc thăm khám tại cơ sở y tế và thực hiện các xét nghiệm cần thiết sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Để biết đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
Để biết đau bụng dưới rốn có nguy cơ mắc bệnh gì, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp về nguyên nhân gây đau quặn bụng dưới. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, bạn sẽ có thể nhận biết được tình trạng của bản thân. Tuy nhiên, nếu còn thắc mắc về tình trạng đau bụng dưới, bạn có thể đến các cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để thăm khám và điều trị sớm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ