Điều trị xơ gan mất bù: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Xơ gan mất bù hay xơ gan giai đoạn cuối, có thể phát triển thành ung thư và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh. Điều trị xơ gan mất bù tuy không thể hồi phục hoàn toàn hoạt động chức năng gan nhưng có thể hạn chế được các tổn thương và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

1. Nguyên tắc điều trị xơ gan mất bù

  • Kết hợp hồi phục chức năng gan
  • Dự phòng biến chứng của bệnh: nhiễm trùng dịch cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, tiền hôn mê gan
  • Dự phòng tiến triển của bệnh: nâng độ xơ gan, ung thư hóa

2. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị cụ thể bao gồm:

Thuốc rối loạn đông máu: dùng vitamin K trong 3 ngày, nếu prombin không tăng thì dừng sử dụng. Nếu có nguy cơ chảy máu thì truyền huyết tương.

Tăng đào thải mật: Cholestyramin (Questran), ursolvan

Albumin human: Nếu albumin máu giảm xuống còn nhỏ hơn 25g/l có phù hoặc tràn dịch các màng thì thì truyền albumin human

Truyền dung dịch axit amin phân nhánh

Tiêm hoặc uống vitamin nhóm B

Các loại thuốc lợi tiểu: sử dụng nếu có phù hoặc cổ trướng.

Điều trị cổ trướng:

  • Giảm lượng muối hàng ngày xuống dưới 2g/ngày
  • Uống ít nước <1 lít nước/ngày
  • Thường xuyên theo dõi điện giải đồ, khoảng 3 - 7 ngày/lần
  • Theo dõi cân nặng và nước tiểu
  • Bệnh nhân bị cổ trướng ít và vừa có thể dùng lợi tiểu. Nhưng nếu bệnh nhân cổ trướng nhiều khiến bụng căng tức, khó thở cần kết hợp uống thuốc lợi tiểu và chọc tháo dịch 2 - 3 lít theo chu kỳ 2 - 3 ngày/lần và truyền albumine 8-10g/l dịch cổ trướng tháo đi.
  • Trường hợp cổ trướng nhiều gây khó khăn cho việc điều trị, đã dùng lợi tiểu liều cao spirolactone 400mg và furosemide 160mg/ ngày nhưng vẫn không đáp ứng thì phải chọc cổ trướng nhiều lần trong 1 tuần và truyền albumine 8g/l dịch cổ trướng tháo đi hoặc dùng TIPS hoặc làm shunt màng bụng hoặc ghép gan.

Thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch dạ dày và giãn tĩnh mạch thực quản

dieu-tri-xo-gan-mat-bu-1
Xơ gan mất bù có thể được điều trị bằng thuốc

3. Điều trị nguyên nhân

Xử lý nguyên nhân là nền tảng điều trị xơ gan mất bù, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Xơ gan do rượu bia, thuốc lá: cần cai tuyệt đối rượu, bia, các chất kích thích
  • Xơ gan do vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C: ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan, điều trị viêm gan siêu vi.
  • Xơ gan do suy dinh dưỡng: điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn đủ chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày
  • Xơ gan do béo phì: kiểm soát cân nặng phù hợp
  • Xơ gan do nhiễm hóa chất độc hại: ngừng tiếp xúc với nguồn hóa chất độc hại

4. Phương pháp hỗ trợ điều trị

  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Không ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên, xào... thay thế bằng các món hấp, luộc...
  • Ăn thực phẩm sạch, tránh ăn các loại thực phẩm chứa các chất có hại có thể tăng khả năng tích tụ chất độc trong cơ thể
  • Ăn nhạt, hạn chế muối.
  • Hạn chế thực phẩm chất lỏng để ngăn ngừa sự tích lũy quá mức dịch lỏng trong cơ thể
  • Người bệnh có dấu hiệu phù nên cần giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tăng cường chất xơ, vitamin cho cơ thể, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm
  • Kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá, các chất có hại cho gan. Xơ gan cổ trướng thường gặp ở người uống rượu bia.
  • Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi, giữ sức khỏe ổn định, tránh làm việc quá sức
  • Không thức khuya
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày
  • Giúp người bệnh hiểu rõ tình trạng của mình và cách phòng tránh biến chứng
dieu-tri-xo-gan-mat-bu-2
Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị xơ gan mất bù

5. Thời gian tái khám

Người bị xơ gan mất bù trong quá trình điều trị cần tái khám thường xuyên để các bác sĩ nắm bắt tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị:

  • Đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu: tái khám sau 7 - 10 ngày
  • Đối với bệnh nhân sau thắt tĩnh mạch thực quản: tái khám sau 2 - 3 tuần
  • Đối với bệnh nhân sau tiêm xơ tĩnh mạch phình vị: tái khám sau 1 tháng
  • Đối với bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế vi rút: tái khám sau 1 - 3 tháng
  • Đối với bệnh nhân xơ gan đã ở giai đoạn ổn định: tái khám sau 3 - 6 tháng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

12K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hội chứng não gan
    Hội chứng não gan

    Bệnh não gan là tình trạng suy giảm chức năng não xảy ra do bệnh gan nặng. Trong tình trạng này, gan của bạn không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc ra khỏi máu. Điều này gây ra ...

    Đọc thêm
  • Vixbarin 400mg
    Công dụng thuốc Vixbarin 400mg

    Ribavirin là một thuốc chống virus phổ rộng và ít gây độc tính. Hoạt chất này có trong thuốc Vixbarin 400. Vậy Vixbarin 400mg được chỉ định trong trường hợp nào và cần lưu ý gì khi sử dụng?

    Đọc thêm
  • razirax
    Công dụng thuốc Razirax

    Razirax là thuốc Cục Dược – Bộ Y Tế cấp phép dưới dạng thuốc kê đơn, chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ trong điều trị viêm gan A, B, C, hỗ trợ rút ngắn thời gian bị cúm, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Zazole
    Công dụng thuốc Soravir

    Thuốc Soravir được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh viêm gan C mãn tính ở người lớn. Soravir có thành phần chính là Sofosbuvir. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách ...

    Đọc thêm
  • Bổ sung chất xơ cho bà bầu
    Thai phụ có tiền sử viêm gan B khả năng lây nhiễm là bao nhiêu?

    Chào bác sĩ! Hiện em đang có bầu và ngày dự sinh của em là 20/3, em có tiền sử bị viêm gan B đã lâu. Em đã làm xét nghiệm gan trong lúc mang thai và cho kết quả ...

    Đọc thêm