Chẩn đoán viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (tiếng Anh dùng từ Eosinophilic gastroenteritis_EG) là một dạng bệnh nằm trong nhóm bệnh lý sau: viêm thực quản tăng bạch cầu eosin (eosinophilic esophagitis), viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan (eosinophil gastritis, enteritis, and colitis), và chính các thành viên trọng “họ bệnh” được gọi chung là các rối loạn dạ dày ruột có tăng eosin (eosinophilic gastrointestinal disorders_EGIDs).

1. Chẩn đoán viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm dạ dày ruột tăng eosin cần phải nhận định ra do các nhà lâm sàng càng sớm càng tốt bởi lẽ bệnh biểu hiện với các dấu chứng, triệu chứng và hội chứng “na ná” với một số bệnh lý tiêu hóa khác, đặc biệt là loét tiêu hóa song điều trị bài bản vẫn không khỏi bệnh. Vả lại bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có thể điều trị được, đôi lúc biểu hiện giả trang giống như hội chứng ruột kích thích (masquerade as the irritable bowel syndrome).

Đây là một bệnh chân đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh học với tình trạng tăng số lượng BCAT ở mảnh sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa và loại trừ các nguyên nhân gây tăng BCAT tại chỗ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về mô bệnh học cho đến nay vẫn chưa được thống nhất vì vậy vai trò của nhà giải phẫu bệnh kết hợp với bác sĩ lâm sàng rất quan trọng. Việc chẩn đoán bệnh EG được xác định thông qua sinh thiết hoặc lấy dịch báng có tăng eosin trong sự vắng mặt của các tác nhân gây bệnh khác, kể cả ký sinh trùng đường ruột. Viêm thực quản tăng eosin (EE_Eosinophilic esophagitis) cũng nên chẩn đoán phân biệt và thảo luận.

2. Cận lâm sàng trong viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

2.1. Xét nghiệm

Sau khi khai thác kĩ bệnh sử và thăm khám lâm sàng, cần tìm các yếu tố thức ăn và môi trường đặc hiệu có thể khởi phát dị ứng và biểu hiện của các bệnh lý dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, xoang. Các xét nghiệm được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân mắc nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan bao gồm:

  • Công thức máu trong đó số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) ngoại vi> 600 tế bào/HL có tính chất gợi ý tình trạng tăng BCAT. Mức độ của tăng bạch cầu ái toan ngoại vi được chia làm ba loại: nhẹ (600 - 1500 tế bào/BL), trung bình (1500 - 5000 tế bào/ML) và nặng (> 5000 tế bào/ML). Tỉ lệ tăng BCAT trong máu ngoại vi của bệnh nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan dao động từ 20 - 80%.
  • Có thể thấy tăng tốc độ máu lắng, thiếu máu thiếu sắt, tăng nồng độ IgE, albumin máu thấp.
  • Xét nghiệm phân để loại trừ nhiễm kí sinh trùng, xét nghiệm c-1 antitrypsin và mỡ trong phân cần được tiến hành.
Lấy máu xét nghiệm
Xét nghiệm máu ngoại vi giúp góp phần chẩn đoán xác định viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan

2.2. Test dị ứng

Đánh giá tình trạng dị ứng bằng các test lẩy da, test áp da để tìm ra loại thức ăn hoặc yếu tố dị nguyên ở môi trường đặc hiệu giúp tìm ra yếu tố khởi phát sự xuất hiện và tiến triển của triệu chứng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan, có sự phối hợp của các đáp ứng qua trung gian IgE và không qua trung gian IgE khi tế bào biểu mô đường tiêu hóa tiếp xúc với các dị nguyên. Ngoài ra, cơ thể của mỗi người có sự thích nghi để tăng dân tỉnh dung nạp đối với các dị nguyên. Do vậy, mặc dù có thể sử dụng các test dị ứng để tìm ra yếu tố dị nguyên đặc hiệu nhưng không thể chỉ căn cứ vào kết quả này để chẩn đoán các bệnh lý
viêm đường tiêu hóa do BCAT.

2.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh


Việc ứng dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thăm dò bệnh lý này còn hạn chế do các đặc điểm về hình ảnh thường không đặc hiệu.

  • Siêu âm: Với ưu điểm là thủ thuật không xâm lấn, giá thành rẻ, sẵn có ở nhiều đơn vị, siêu âm có thể phát hiện được những trường hợp
    nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan có thành ruột dày hoặc có dịch ổ bụng. Có thể sử dụng phương pháp này để theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
  • Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có thể thấy dày thành dạ dày - ruột, các nếp gấp bất thường, dịch ổ bụng. Đối với bệnh nhân viêm đại tràng do BCAT, có thể thấy dày đại tràng đặc biệt ở vùng manh tràng, đoạn cuối hồi tràng cũng có thể thấy dày ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Hình ảnh này đôi khi dễ nhầm với Crohn.
  • Chụp Baryt có thể thấy hình ảnh hẹp ở môn vị, niêm mạc dạ dày bất thường, dày các nếp niêm mạc ruột non do phù nề...

2.4. Nội soi


Hình ảnh nội soi trong nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan có thể bình thường hoặc có các tổn thương viêm không đặc hiệu bao gồm phù nề niêm mạc, niêm mạc dễ chảy máu, niêm mạc thô hay lần sần nhẹ. Ngoài ra ở dạ dày có thể thấy hình ảnh các trợt loét, dày các nếp niêm mạc

Hình ảnh nội soi của viêm dạ dày do bạch cầu ái toan
Hình ảnh nội soi của viêm dạ dày do bạch cầu ái toan

2.5. Mô bệnh học

Khẳng định chẩn đoán nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan phải dựa vào kết quả mô bệnh học của mảnh sinh thiết lấy ở dạ dày, ruột non (thường là tá tràng), đại tràng hoặc trực tràng. Trong các đoạn của đường tiêu hóa, manh tràng và ruột thừa là vị trí có số lượng BCAT cao nhất có thể đến 30 tế bào/vi trường). Dạ dày và
đại tràng có số lượng BCAT thấp hơn do vậy tiêu chuẩn được thống nhất để chẩn đoán nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan ở hầu hết các nghiên cứu là khi số lượng BCAT trên 20 tế bào/vi trường. Sự phân bố của BCAT có đặc điểm là theo từng vùng do vậy việc sinh thiết nhiều mảnh bao gồm cả những vùng niêm mạc bình thường giúp khẳng định chẩn đoán. Sử dụng các phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch còn giúp xác định được tình trạng lắng đọng các chất được giải phóng từ các hạt của BCAT lắng đọng ở ngoại bào như MBP, ЕСР. .
Trong trường hợp VDDRDBCAT thể cơ hoặc thanh mạc, có thể phải phối hợp thêm với nội soi ổ bụng hoặc nội soi viên nang mới lấy bệnh phẩm để khẳng định chẩn đoán được.

Một mẫu mô lấy từ đại tràng bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan, được quan sát dưới kính hiển vi, thấy có nhiều bạch cầu ái toan
Một mẫu mô lấy từ đại tràng bệnh nhân được chẩn đoán viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan, được quan sát dưới kính hiển vi, thấy có nhiều bạch cầu ái toan

3. Kết luận

Cho đến nay vẫn chưa có đồng thuận hay hướng dẫn cụ thể về tiếp cận chẩn đoán trong nhân viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan. Do vậy những trường hợp nghi ngờ về mặt lâm sàng cần được lấy sinh thiết nhiều mảnh (4-5 mảnh/mỗi vị trí) từ niêm mạc dạ dày hoặc đại tràng để khẳng định. Ngoài ra, khai thác kĩ bệnh sử, phối hợp kết quả xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán hình ảnh và nội soi giúp loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây tăng BCAT ở đường tiêu hóa.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hoá. Cùng với đó, tại Bệnh viện Vinmec, chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hoá được thực hiện thông qua kỹ thuật nội soi dạ dày và nội soi đại tràng với máy nội soi Olympus CV 190, với chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn so với nội soi thông thường, phát hiện các tổn thương viêm, các tổn thương ung thư tiêu hoá giai đoạn sớm. Bệnh viện Vinmec với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm tận lực trong khám chữa bệnh, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ tiêu hoá tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo
1. Kaijser R (1937). Allergic diseases of the gut from the point of view of the surgeon. Arch Klin Chir, 188,36-64.
2. Ureles A. L., Alschibaja T., Lodico D. và cộng sự (1961). Idiopathic eosinophilic infiltration of the gastrointestinal tract, diffuse and circumscribed; a proposed classification and review of the
literature, with two additional cases. Am J Med, 30,899-909.
3. Klein N. C., Hargrove R. L., Sleisenger M. H. và cộng sự (1970). Eosinophilic gastroenteritis. Medicine (Baltimore), 49(4), 299-319.
4. Oyaizu N., Uemura Y., Izumi H, và cộng sự (1985). Eosinophilic gastroenteritis. Immunohistochemical evidence for IgE mast cell- mediated allergy. Acta Pathol Jpn, 35(3), 759-766.

5. Naylor A. R. (1990). Eosinophilic gastroenteritis. Scott Med J, 35(6), 163-165.
6. Lee C. M., Changchien C. S., Chen P. C. và cộng sự (1993). Eosinophilic gastroenteritis: 10 years experience. Am J Gastroenterol, 88(1), 70-74.
7. Uppal V., Kreiger P., and Kutsch E. (2016). Eosinophilic Gastroenteritis and Colitis: a Comprehensive Review. Clin Rev Allergy Immunol, 50(2), 175-188

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan