Cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi

Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường giúp thải trừ các loại khí thải không cần thiết hình thành trong quá trình tiêu hóa thức ăn ra bên ngoài. Tuy nhiên xì hơi nhiều và nặng mùi kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày nếu mắc phải. Vậy cách chữa bệnh xì hơi nhiều và nâng mùi như thế nào là hiệu quả?

1. Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường

Xì hơi là hiện tượng cơ thể giải phóng các khí thải ra bên ngoài, hay còn gọi là đánh rắm, thả bom. Trong một số trường hợp khi bị xì hơi hậu môn sẽ mở rộng và phát ra âm thanh có thể có mùa mà không mùi. Hầu hết tình trạng xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của một cơ thể sống khỏe mạnh.

Hiện tượng xì hơi giúp cơ thể loại bỏ những chất khí tích tụ trong quá trình nhai nuốt thức ăn khi nói chuyện và các khí sản sinh ra bên trong lồng ruột trong suốt quá trình tiêu hóa thức ăn. Mỗi người trong một ngày trung bình sẽ xì hơi khoảng 5 - 15 lần so với tổng lượng 2 được thải ra, đạt khoảng 0,5 lít.

2. Xì hơi nhiều và nặng mùi có thể do những nguyên nhân nào gây ra?

Khí thải ra ngoài cơ thể trong quá trình xì hơi thường không có mùi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chúng ta lại xì hơi nhiều hơn và nặng mùi hơn bình thường.

2.1. Xì hơi nhiều và nặng mùi

Các loại thực phẩm chứa lưu huỳnh như thịt đỏ, hành tỏi, trứng, các loại hạt, bia rượu sau khi vào trong cơ thể người sẽ qua quá trình tiến hóa hình thành các hợp chất lưu huỳnh có người giống như mùi trứng thối. Vì vậy khi ăn những thực phẩm này, bạn có thể gặp phải tình trạng xì hơi nặng mùi hơn bình thường.

Các loại thức ăn có chứa dạng tinh bột khó tiêu hóa như các loại đậu, bắp cải, súp lơ xanh... thường được hấp thụ tại ruột già qua quá trình lên men. Quá trình này có thể sinh ra hơi metan, có mùi hôi rất khó ngửi.

2.2. Thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, uống nước có gas, nhai kẹo cao su, hay căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xì hơi nhiều hơn và nặng mùi hơn.

2.3. Sử dụng thuốc

Các thuốc bao gồm thuốc kháng axit, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng, ung thư, thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp... khi uống kéo dài cũng có thể xuất hiện tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi.

2.4. Do đi máy bay

Trên máy bay, vị trí đang ngồi có độ chênh lệch rất lớn so với mặt nước biển dễ khiến lượng khí trong cơ thể tích tụ nhiều hơn bình thường và dẫn đến tình trạng đầy hơi.

2.5. Do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, nhiều trường hợp xì hơi nhiều và nặng mùi là do các bệnh lý gây ra:

  • Táo bón: là tình trạng phổ biến dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi. Nguyên nhân khiến khí thải nặng mùi là do phân tích tụ quá nhiều trong ruột già, khiến các vi khuẩn sẽ làm phân hủy mạnh hơn tại cơ quan này dẫn đến táo bón càng nghiêm trọng. Phân hủy tích tụ càng lâu thì xì hơi nhiều và nặng mùi sẽ càng mùi khó chịu.
  • Xì hơi nhiều và nặng mùi trong xuất huyết tiêu hóa: với dấu hiệu cảnh báo của bệnh, đi kèm với triệu chứng đi ngoài phân đen, ...
  • Bệnh không dung nạp lactose: Ở một số trường hợp ruột non không đủ lượng enzyme lactase để phân hủy các thực phẩm có chứa lactose. Vì vậy lượng lactose còn tồn đọng trong hệ tiêu hóa sẽ tập trung tại ruột già khiến quá trình lên men và tạo ra khí metan diễn ra rất mạnh mẽ, từ đó tạo ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng không dung nạp có thể bao gồm các triệu chứng khác đi kèm như trướng bụng, xì hơi nhiều và có mùi hôi khi tiêu thụ các thực phẩm từ sữa trong vòng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn vào;
  • Bệnh Celiac - Không dung nạp gluten;
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do thuốc kháng sinh, ăn ít chất xơ... cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân xì hơi nhiều và nặng mùi hơn bình thường;
  • Hội chứng ruột kích thích: gây xì hơi nhiều và nặng mùi kèm theo một số triệu chứng khác như tiêu chảy, táo bón...

3. Cách chữa bệnh xì hơi nhiều và nặng mùi

  • Giảm bớt hàm lượng cacbonat tiêu thụ mỗi ngày trong các loại đồ uống có ga, rượu bia. Sử dụng loại đồ uống này sẽ sinh hơi dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, xì hơi nhiều và nặng mùi. Để hạn chế xì hơi hoặc khắc phục tình trạng xì hơi thì bạn cần giảm bớt hàm lượng cacbonat trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Hạn chế đồ ngọt và đường: vì đây là những thực phẩm chứa chất dễ phân hủy, có thể khiến lượng khí gia tăng gây xì hơi nhiều và nặng mùi mọi lúc, mọi nơi. Một trong các chữa xì hơi nhiều và nặng mùi là hạn chế các thực phẩm ngọt như bánh, kẹo... Để chữa bệnh xì hơi nhiều cần hạn chế các thực phẩm ngọt như bánh, kẹo...
  • Bổ sung trái cây vào chế độ ăn uống: Cam, nho là những loại trái cây giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi hàng ngày rất hiệu quả, do trong các loại trái cây này có thành phần giúp giải quyết tình trạng khó tiêu và cách nhanh chóng;
  • Giảm tinh bột: Đây cũng được xem là một trong những cách chữa trị xì hơi nhiều và nặng mùi, chúng ta nên hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột như khoai mì và các loại ngũ cốc...
  • Bỏ thói quen nhai kẹo cao su và hút thuốc: Hành động này sẽ khiến bạn nuốt vào rất nhiều không khí và gây ra chứng xì hơi. Khi hút thuốc cũng hấp thụ nhiều không khí hơn, do vậy hiện tượng xì hơi sẽ liên tục xuất hiện. Lúc này bệnh nhân nên bỏ thuốc và ngừng nhai kẹo cao su để khắc phục phần nào tình trạng bệnh;
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với lượng phù hợp protein, vitamin, canxi, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác một cách phù hợp sẽ giúp bạn giảm tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi.
  • Sử dụng nước chanh và gừng: hòa nước cốt chanh với cốc nước nóng và thêm thìa mật ong, đập thêm nhánh gừng rồi uống sau mỗi bữa ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi.
  • Nước chanh nóng: pha một muỗng nước cốt chanh vào ly nước ấm, uống trước bữa ăn để ngăn ngừa đầy bụng.

Nếu áp dụng cách chữa xì hơi nhiều và nặng mùi vừa nêu trên mà tình trạng xì hơi vẫn không cải thiện, lúc này bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để tìm lý do, căn nguyên gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan