Tại sao bạn cứ xì hơi?

Xì hơi liên tục là một tình trạng bình thường ở những người khỏe mạnh. Xì hơi đi kèm với tiếng động và mùi hôi cũng khiến cho nhiều người xung quanh khó chịu. Tuy nhiên, tần suất bình thường của hiện tượng này là từ 5-10 lần/ngày. Nếu vượt qua con số này, cơ thể của chúng ta có thể đang có vấn đề. Vậy cụ thể nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung, chuyên ngành Nội Tiêu hóa tại Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Nguyên nhân khiến người bệnh xì hơi liên tục

Hiện tượng đánh rắm/xì hơi là điều bình thường và xảy ra ở mọi người. Tuy nhiên, xì hơi liên tục có thể là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Khi ăn hoặc uống, một lượng khí đi vào cơ thể, dẫn đến việc hình thành phản ứng xì hơi.  

Đây có thể coi là kết quả của việc cơ thể hấp thụ quá nhiều không khí. Lúc này, đánh rắm hoặc ợ hơi sẽ giúp đẩy lượng không khí tích tụ trong cơ thể ra ngoài, giúp mọi người thoải mái hơn. 

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều không khí, bệnh nhân cần ợ hơi hoặc đánh rắm để tống lượng khí dư thừa ra ngoài.
Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều không khí, bệnh nhân cần ợ hơi hoặc đánh rắm để tống lượng khí dư thừa ra ngoài.

Dù đánh rắm là hiện tượng tự nhiên, nhưng nếu xì hơi nhiều và có mùi khó chịu thì nguyên nhân có thể đến từ chế độ sinh hoạt. Dưới đây là những lý do phổ biến gây ra mùi khó chịu khi xì hơi:

  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm sinh ra hơi.
  • Cơ thể kém dung nạp thực phẩm.
  • Sử dụng một số loại kháng sinh nhất định.
  • Người bệnh có vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là táo bón.
  • Sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn đường tiêu hoá.

Thông thường, rất ít khi chúng ta xì hơi mà có kèm theo mùi vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, nếu đang mắc mụn rộp sinh dục hoặc ung thư ruột kết, bệnh nhân có nguy cơ xì hơi liên tục và có mùi khó chịu sẽ tăng cao hơn.

Có một số loại thực phẩm nhất định được liệt kê vào danh sách thực phẩm khó tiêu, có thể kể đến như đậu, bông cải, đồ uống có ga, sữa hay cám gạo. Các thực phẩm này được cho là có nguồn chất xơ dồi dào, nhưng cũng đi kèm với một lượng đường lớn và ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn trong cơ thể. Dù không phải người bệnh nào sử dụng các thực phẩm này cũng xì hơi liên tục, tuy nhiên phần lớn người sử dụng các thực phẩm vừa nhắc tới sẽ bị xì hơi mất kiểm soát.

Rối loạn tiêu hoá là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự ảnh hưởng đối với đường ruột. Từ đó, các chất ức chế sẽ tác động lên hệ tiêu hoá và khiến bệnh nhân đánh rắm. Một số nguyên nhân bệnh lý phổ biến gây rối loạn tiêu hoá có thể kể đến như:

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đánh rắm quá mức khi căng thẳng. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích. Thậm chí, nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc, ăn đồ ngọt, uống đồ có cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng xì hơi liên tục.

Táo bón cũng là một nguyên nhân dẫn đến xì hơi liên tục. Táo bón tình trạng cơ thể không thể đẩy chất thải ra bên ngoài khi các chất cặn bã này được đưa đến ruột già. Nếu bị tích tụ quá lâu, các chất thải này sẽ lên men và bốc mùi. Từ đó, chúng ta có thể xì hơi kèm theo mùi khó chịu và ảnh hưởng tới người xung quanh.

Một số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hay thuốc kháng sinh cũng có thể gây hại cho đường ruột. Khi ăn phải các thực phẩm không sạch sẽ, vi khuẩn có trong thực phẩm sẽ tiến vào hệ tiêu hoá và làm suy yếu các cơ quan này. Sự co bóp của đường ruột lúc này sẽ không đủ mạnh để tống chất thải ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục. 

Rối loạn tiêu hoá là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng xì hơi thường xuyên.
Rối loạn tiêu hoá là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng xì hơi thường xuyên.

2. Các biện pháp giải quyết

Việc làm giảm hoặc ngăn chặn tình trạng đánh rắm quá mức sẽ cần phải tiến hành từng bước. Đầu tiên, bệnh nhân cần biết được nguyên nhân gây ra tình trạng. Từ đó, chúng ta có thể kiểm soát tình huống và có được phương án giải quyết phù hợp nhất.

Sau đây là một số gợi ý mà mọi người có thể tham khảo để giải quyết tình trạng này:

  • Hạn chế các thực phẩm gây ra xì hơi: Mọi người cần lên danh sách các thực phẩm dễ gây tích tụ khí trong cơ thể. Cùng với đó, hãy cố gắng sử dụng các thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hoá. Đây là một trong những biện pháp tự nhiên, ít xâm lấn và tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để hấp thụ tốt hơn: Đôi lúc, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá dễ bị căng thẳng. Vì thế, mọi người nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Những bữa ăn nhẹ cũng có thể giúp ích cho cơ thể. Từ đó, hệ tiêu hoá sẽ hoạt động tốt hơn và hạn chế được lượng khí tích tụ.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Khi ăn uống quá nhanh, không khí dễ lọt vào bên trong cơ thể. Do đó, việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ giảm tình trạng xì hơi. Thêm vào đó, ăn chậm và nhai kỹ cũng hạn chế đau dạ dày, giúp hệ tiêu hoá đỡ mệt mỏi hơn khi xử lý thức ăn dạng thô.
  • Xây dựng thói quen vận động để giảm bớt khí thừa tích tụ bên trong cơ thể: Theo khuyến nghị của chuyên gia, người bệnh nên tập thể thao khoảng 30 phút/ngày. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để rèn luyện sức khỏe, cùng với đó, sự kết hợp của hệ hô hấp cũng góp phần giảm bớt lượng khí tích tụ.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến mọi người bị khó tiêu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xì hơi liên tục. Lúc này, các thực phẩm nhiều chất béo sẽ khó tiêu và từ đó lên men, gây ra mùi khó chịu khi xì hơi.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định: Trong một số trường hợp xì hơi mất kiểm soát, bệnh nhân có thể liên hệ với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ cho lời khuyên thích hợp và kê đơn một số loại thuốc hạn chế xì hơi.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc và nhai kẹo cao su: Hành động hút thuốc hay nhai kẹo cao su sẽ khiến không khí đi vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục do lượng không khí bị tích tụ quá nhiều. Chính vì thế, hạn chế hút thuốc và nhai kẹo sẽ giúp giảm tần suất đánh rắm.
  • Hạn chế các loại đồ uống có ga và có cồn: Hai loại đồ uống này cũng làm tăng lượng không khí đi vào cơ thể. Không chỉ thế, phần lớn các thực phẩm này cũng gây ra khó tiêu. Do đó, khi tiêu thụ các loại đồ uống này sẽ tích tụ nhiều khí, chúng ta cần phải xì hơi hoặc ợ hơi để tống không khí dư thừa ra bên ngoài. 
Ăn uống khoa học có thể giúp thuyên giảm tình trạng xì hơi quá mức.
Ăn uống khoa học có thể giúp thuyên giảm tình trạng xì hơi quá mức.

3. Bị xì hơi quá nhiều là bệnh gì?

Nhìn chung, xì hơi là một hiện tượng bình thường và không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bệnh nhân bị xì hơi liên tục, tức là quá 5-10 lần/ ngày thì cần phải chú ý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe. Nếu không sớm điều trị, mọi người có thể bị ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc điều trị tình trạng xì hơi liên tục không quá khó và quá trình cải thiện cũng rất nhanh chóng. Việc cần làm đầu tiên là cân bằng thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống. Một số trường hợp nặng hơn thì chúng ta có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ để có được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xì hơi liên tục sẽ nguy hiểm đến sức khỏe bản thân nếu đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng, đầy hơi kéo dài không thuyên giảm.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Mất kiểm soát khi đại tiện.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Nôn mửa, sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ, khớp.

Các dấu hiệu này có thể bắt gặp ở các bệnh lý khác như viêm loét đại tràng, bệnh Celiac hay tiêu chảy cấp. Lúc này, bệnh nhân cần được can thiệp y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.  

Nếu bị xì hơi liên tục và đi kèm các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ.
Nếu bị xì hơi liên tục và đi kèm các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần phải gặp bác sĩ.

Vừa rồi là một số nguyên nhân gây xì hơi liên tục và các tình trạng liên quan đến xì hơi. Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy thăm khám ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe