Các tác nhân có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Viêm dạ dày là bệnh rất thường gặp, có thể diễn tiến nặng tới loét, xuất huyết hoặc thậm chí là ung thư nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Để phòng bệnh hiệu quả, bạn cần tránh các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày.

1. Nguyên nhân và các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày

Lớp niêm mạc dạ dày mỏng hoặc bị suy yếu làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày. Các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Mặc dù vi khuẩn Helicobacter pylori rất phổ biến trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số người bị nhiễm mới phát triển thành viêm dạ dày hoặc các bệnh lý tiêu hóa khác. Bệnh nhân bị viêm dạ dày thường do di truyền hoặc có liên quan đến các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, như hút thuốc lá và chế độ ăn uống.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường, như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây ra viêm dạ dày cấp và mạn tính. Sử dụng thường xuyên hoặc quá nhiều các loại thuốc này có thể làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Lớn tuổi: Lớp niêm mạc dạ dày mỏng dần theo thời gian, làm cho người lớn tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn. Đặc biệt, người lớn tuổi còn có nhiều khả năng bị nhiễm Helicobacter pylori hoặc các rối loạn tự miễn hơn người trẻ tuổi.
  • Uống quá nhiều rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn, khiến dịch tiêu hoá dễ làm hỏng niêm mạc dạ dày. Do đó, việc sử dụng quá nhiều rượu bia dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính.
  • Stress: Các tình trạng bệnh lý như chấn thương, bỏng, nhiễm trùng nặng hoặc trải qua cuộc phẫu thuật lớn có thể là nguyên nhân khởi phát viêm dạ dày cấp tính.
  • Dạ dày bị tấn công bởi chính cơ thể của bạn: Tình trạng này được gọi là viêm dạ dày tự miễn dịch, cơ thể bạn sản xuất kháng thể tấn công và tiêu diệt các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày, làm suy yếu hàng rào bảo vệ cơ quan này. Viêm dạ dày tự miễn thường gặp ở những người mắc các rối loạn tự miễn dịch khác, bao gồm bệnh Hashimototiểu đường tuýp 1.
  • Các tác nhân khác như: Sử dụng cocaine, hút thuốc lá, rối loạn tiêu hoá, nhiễm virus hoặc thiếu vitamin B12... cũng là những nguyên nhân gây hỏng niêm mạc dạ dày.
hỏng niêm mạc dạ dày
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những những tác nhân gây hỏng niêm mạc dạ dày.

2. Điều trị viêm dạ dày

Việc điều trị viêm dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu viêm dạ dày do NSAID hoặc các loại thuốc khác thì nên tránh những tác nhân đó để làm giảm các triệu chứng. Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh như amoxicillin, metronidazol, levofloxacin...

Ngoài kháng sinh, một số loại thuốc khác được sử dụng để điều trị viêm dạ dày như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo ra axit trong dạ dày. Các thuốc ức chế bơm proton phổ biến bao gồm Omeprazole(Losec), Lansoprazole(Prevacid), Esomeprazole(Nexium), Rabeprazole (Pariet). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài, đặc biệt là ở liều cao, có thể dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương, suy thận, sa sút trí tuệ và thiếu các chất dinh dưỡng.
  • Thuốc giảm axit: Giúp làm giảm cơn đau do viêm dạ dày và cho phép niêm mạc dạ dày lành lại.
  • Thuốc kháng axit: Có thể trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc kháng axit là có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Probiotics: Đã được chứng minh giúp bổ sung lợi khuẩn tiêu hóa và chữa lành vết loét dạ dày.

3. Phòng ngừa viêm dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền từ người sang người hoặc qua đường ăn uống. Do vậy, có thể phòng tránh viêm dạ dày bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay sạch với xà phòng.
  • Ăn chín uống sôi sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Giữ lối sống lành mạnh, hạn chế stress, tránh xa các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày như thuốc lá, rượu bia...

Viêm dạ dày rất thường gặp, bệnh có thể không nghiêm trọng và cải thiện nhanh chóng khi điều trị. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng phác đồ thì viêm dạ dày có thể chuyển thành mãn tính, loét và tăng nguy cơ ung thư. Việc tránh các tác nhân làm hỏng niêm mạc dạ dày sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm dạ dày.

Đặc biệt, khi có bất kỳ triệu chứng viêm dạ dày như: đau bụng vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, nóng rát, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa... thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về tiêu hóa, trong đó có bệnh về dạ dày. Đặc biệt, các kỹ thuật sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày tại Vinmec được thực hiện bằng máy nội soi Olympus CV 190, chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn... nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Không chỉ có hệ thống trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

694 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Aciloc 300
    Công dụng thuốc Aciloc 300

    Aciloc 300 là thuốc đối kháng histamin với thành phần chính là Ranitidin. Thuốc được sử dụng trong điều trị loét dạ dày-tá tràng lành tính, tổn thương niêm mạc dạ dày, chứng khó tiêu mãn tính hay dự phòng ...

    Đọc thêm
  • Nguyên nhân tức ngực, chán ăn, sụt cân là do đâu?
    Nguyên nhân tức ngực, chán ăn, sụt cân là do đâu?

    Trước đây, cháu được chẩn đoán bị đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn HP. Sau đó, cháu được bác sĩ cho uống thuốc theo phác đồ trong 8 tuần. Nhưng cháu chỉ mới uống thuốc trong tuần 5-6 thì ...

    Đọc thêm
  • Prasocare
    Công dụng thuốc Prasocare

    Công dụng thuốc Prasocare được sử dụng cho bệnh lý đường tiêu hoá. Trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu và tham khảo tư vấn của bác sĩ để có thể nắm rõ ảnh hưởng cũng như phản ...

    Đọc thêm
  • Trẻ trào ngược, Hp dạ dày điều trị như thế nào?
    Trẻ trào ngược, Hp dạ dày điều trị như thế nào?

    Cháu gái 8 tuổi, bị trào ngược, HP dạ dày, đã trị nhiều nơi, uống nhiều thuốc mà chưa khỏi. Bé hay kêu mắc ói, khó thở, đau đầu, mệt mỏi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trẻ trào ngược, ...

    Đọc thêm
  • donamkit
    Công dụng thuốc Donamkit

    Donamkit có công dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu, chán ăn, đau bụng, khó tiêu do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày gây ra. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, ...

    Đọc thêm