Bị viêm teo niêm mạc dạ dày có chữa khỏi không?

Viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm trong nhiều năm làm cho tế bào niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tế bào biểu mô dưới dạng môn xơ, tuyến môn vị. Trong giai đoạn đầu tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày thường không biểu hiện ra triệu chứng bất thường nào cho cơ thể nên ít người phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, ung thư dạ dày.

1. Bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh gì?

Viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm trong nhiều năm làm cho tế bào niêm mạc dạ dày bị mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tế bào biểu mô dưới dạng môn xơ, tuyến môn vị.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày

  • Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Vi khuẩn HP có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động từ dịch vị, đây là dịch tiêu hóa có tính axit do một số tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Nếu không được điều trị triệt để sự viêm nhiễm kéo dài này sẽ dẫn đến tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày. Bạn có thể nhiễm phải vi khuẩn H.Pylori qua các con đường cụ thể như sau:
    • Ăn hoặc uống phải thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
    • Tiếp xúc với nước bọt, phân, chất nôn của người bệnh có nhiễm H. Pylori.
    • Sử dụng các thực phẩm được nuôi trồng bằng nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của lớp niêm mạc dạ dày (hay còn gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn).
  • Thiếu vitamin B12.

Ngoài những nguyên nhân được kể trên thì một số bệnh lý cũng có thể khiến bạn dễ có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày như:

  • Bệnh lý tuyến giáp.
  • Bệnh bạch biến.
  • Bệnh Addison, đái tháo đường type 1.

Trong giai đoạn đầu tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày thường không biểu hiện ra triệu chứng bất thường nào cho cơ thể nên ít người phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày, ung thư dạ dày.

3. Triệu chứng của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày

Thông thường, đa phần bệnh nhân mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày đều không hề hay biết mình mắc bệnh này vì trong giai đoạn đầu tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày thường không biểu hiện ra triệu chứng bất thường nào. Chính vì sự diễn biến âm thầm của bệnh nên tình trạng này không được chẩn đoán và điều trị kịp thời trong nhiều năm cho đến khi bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường của cơ thể cũng là lúc bệnh đã chuyển biến nặng hơn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày và sức đề kháng của mỗi người mà các triệu chứng cũng không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.

Nếu nguyên nhân gây bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn H.Pylori thì người bệnh có thể có các triệu chứng sau: Sụt cân, nôn, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, loét dạ dày, đi ngoài phân đen, thiếu máu do thiếu sắt, loét dạ dày,...

Còn nếu viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn các triệu chứng của bệnh nhân có sự khác biệt, bệnh nhân thường có các triệu chứng của thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính, cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
  • Mệt mỏi, tim đập nhanh, đau ngực, ù tai.
  • Lú lẫn, đi không vững, mất thăng bằng.
  • Tê tay, chân và/ hoặc ngứa tay, chân.

4. Cách chữa viêm teo niêm mạc dạ dày

Viêm teo niêm mạc dạ dày có chữa khỏi không và bị viêm teo niêm mạc dạ dày thì chữa như thế nào là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày. Theo kết quả thống kê thì mặc dù tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm teo dạ dày không cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ thì các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi điều trị.

Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mà bác sĩ có phương pháp điều trị khác nhau.

  • Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mà nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn H. Pylori thì mục tiêu chính trong điều trị là tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, thầy thuốc cũng có thể chỉ định cho bạn sử dụng thêm các thuốc trung hòa axit hoặc giảm nồng độ axit trong dạ dày để giúp niêm mạc dạ dày của bạn mau lành lại.
  • Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày mà nguyên nhân gây ra là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của lớp niêm mạc dạ dày (bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn) thì người bệnh được điều trị bằng phương pháp tiêm bổ sung thêm hàm lượng vitamin B12 cho cơ thể. Để bổ sung lượng vitamin B12 cho cơ thể người bệnh cũng có thể tăng cường ăn, uống các loại thực phẩm như: sò, trứng, sữa chua, thịt bò, ngũ cốc, các loại cá béo. Bên cạnh đó đối với những bệnh nhân viêm viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn cũng cần phải tăng cường bổ sung sắt để tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ thuốc điều trị, để cho quá trình điều trị được hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Có chế độ sinh hoạt đúng giờ, xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Chia thức ăn ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên, rán, có nhiều dầu mỡ, thực phẩm có ga, thức ăn cay nóng.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
  • Có lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, luôn giữ tinh thần thoải mái.

5. Cách phòng ngừa viêm teo niêm mạc dạ dày

Viêm teo niêm mạc dạ dày là bệnh lý rất khó để phòng ngừa tuy nhiên bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn vi khuẩn vi khuẩn H.Pylori - một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt.

Bạn có thể phòng tránh nhiễm khuẩn H.Pylori bằng những cách sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến thức ăn.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi xử lý những chất thải từ trẻ như tã, khăn ăn, chất nôn.
  • Khi đi du lịch đến những nơi có điều kiện vệ sinh kém bạn nên uống nước đóng chai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Barrett thực quản
    Barrett thực quản có thể biến chứng thành ung thư không?

    Mẹ em đi khám thì thấy bị Barrett thực quản. Bác sĩ cho em hỏi Barrett thực quản có nguy hiểm không ạ? Tỷ lệ biến chứng thành ung thư có cao không ạ? Có cách nào để điều trị ...

    Đọc thêm
  • Satavit
    Công dụng thuốc Satavit

    Thuốc Satavit được sử dụng chủ yếu để dự phòng và điều trị tình trạng thiếu sắt hoặc thiếu hụt axit folic, nhất là phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật. Trước và trong suốt ...

    Đọc thêm
  • Nguyên nhân gây đau dạ dày
    Thiếu sắt ở bệnh nhân viêm teo dạ dày mạn tính

    Ở bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính, ngoài thiếu hụt vitamin B12, có thể có thiếu máu do thiếu sắt (IDA) có trước hoặc chồng chéo với tuổi tác là một yếu tố quan trọng mà ...

    Đọc thêm
  • youilmipide
    Công dụng thuốc Youilmipide Tab

    Youilmipide Tab với thành phần hoạt chất là Rebamipide, hàm lượng 100 mg. Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày. Vậy khi sử dụng thuốc Youilmipide Tab cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • Imipar
    Công dụng của thuốc Imipar

    Imipar là thuốc được dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được xếp vào danh mục thuốc đường tiêu hóa có thành phần hoạt chất chính là Rabenprazole, được điều chế dưới dạng bột đông ...

    Đọc thêm