Ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan

Thuốc thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thuốc ảnh hưởng tới chức năng gan, thậm chí gây nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc dùng. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan như thế nào?

1. Ảnh hưởng của thuốc tới chức năng gan

Hầu hết thuốc sau khi uống hoặc tiêm, thậm chí thuốc ngậm, thoa ngoài da, đặt hậu môn đều có thể ảnh hưởng đến gan (ngộ độc gan) ở từng mức độ khác nhau. Tùy từng loại thuốc mà có thể gây nên viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật, bởi vì thuốc vào máu và đi qua gan trước khi đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu hoặc theo đường mật xuống ruột. Đặc biệt là những người đã có bệnh gan, mật mạn tính, gan càng dễ bị ngộ độc thuốc hơn.

Một số loại thuốc ảnh hưởng chức năng gan:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol (hoạt chất này có mặt trong rất nhiều các sản phẩm trị sốt, ho, cảm cúm...) có thể dẫn đến viêm gan do dùng quá liều hoặc dùng một thời gian dài. Nếu dùng paracetamol khi uống rượu lại càng nguy hiểm vì bản thân rượu đã có tác động xấu cho gan. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau như salicylate (aspirin), ibuprofen hoặc naproxen, nếu nhẹ có thể làm tăng men gan, nếu nặng có thể gây viêm gan cấp.
  • Thuốc phenytoin (thuốc điều trị động kinh), diazepam (thuốc an thần), halothan (thuốc gây mê) hoặc thuốc cimetidin (điều trị bệnh dạ dày) có thể gây viêm gan cấp.
  • Thuốc kháng sinh gây hại gan như: clindamycin và metronidazol nếu dùng quá liều hoặc kéo dài cũng có thể gây viêm gan cấp tính. Kháng sinh erythromycin, ciprofloxacin có thể gây viêm đường mật, từ đó ảnh hưởng đến gan hoặc thuốc ức chế virus retrovirus nhưng vẫn có thể gây viêm gan nếu dùng sai chỉ định.
  • Thuốc kháng viêm corticoid là thuốc rất hiệu nghiệm trong điều trị viêm, dị ứng, nhưng nếu lạm dụng có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ, nhất là khi sử dụng kéo dài, quá liều.
  • Thuốc chống lao như isoniazid, rifampicin, streptomycin,... đặc biệt là isoniazid (INH), khi dùng có thể gây ngộ độc cho gan, bởi vì đối với bệnh nhân lao, thường phải dùng liều cao ngay từ đầu và dùng kéo dài nhiều tháng. Ngộ độc gan do thuốc chống lao có thể nhẹ, từ từ nhưng có thể nặng, biểu hiện vàng da, vàng mắt, mệt mỏi hoặc có thể suy gan (tỷ lệ khoảng 0,1 - 2% bệnh nhân).

Ngoài ra, không nên xem thường vitamin A, cho dù đó là một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể, nhất là trẻ em, nhưng khi dùng quá liều có thể gây tổn hại gan. Nếu uống vitamin A thường xuyên liều lớn trên 25.000 đơn vị/ngày, có thể gây ngộ độc mạn tính và tổn thương gan.

2. Biểu hiện gan bị ảnh hưởng do thuốc

Đa số ngộ độc gan do thuốc biểu hiện lâm sàng rất nghèo nàn, thậm chí không thấy biểu hiện gì, nhất là loại nhẹ, mạn tính, kéo dài. Một số trường hợp chỉ thấy mệt mỏi, chán ăn, nhất là bệnh nhân đang dùng thuốc chống lao, đặc biệt là những tháng sau khi dùng thuốc.

Vì vậy, để biết gan có bị ngộ độc hay không khi dùng thuốc quá liều hoặc dùng thuốc kéo dài hoặc lạm dụng thuốc (dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm...), nhất là người có tiền sử viêm gan cần đi khám bệnh. Khi đi khám bệnh, cần cho bác sĩ biết đã dùng những loại thuốc gì, trong bao lâu (tốt nhất là có đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh, y bạ) để bác sĩ xem các loại thuốc đó có làm tổn hại gan hay không.

Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm về chức năng gan, mật, siêu âm gan. Khi có nghi ngờ và nếu cần thiết sẽ được tiến hành các cận lâm sàng khác (chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc sinh thiết gan,...).

3. Cách dùng thuốc nhưng không hại đến gan?

  • Với những người đã hoặc đang mắc bệnh về gan cần hết sức lưu ý là không tự động mua thuốc để tự chữa bệnh cho mình, đặc biệt là các loại thuốc có ảnh hưởng đến gan.
  • Người bị đau nhức xương khớp với bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh (liều lượng bao nhiêu và dùng trong bao nhiêu ngày,... người bệnh cần tuân thủ).
  • Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn phải đi khám bệnh, không tự động mua kháng sinh dùng, bởi vì tự mua kháng sinh (cả thuốc kháng virus) để dùng sẽ không có lợi cho người bệnh, có thể dẫn tới tổn thương gan và làm cho vi khuẩn kháng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Artichol
    Công dụng thuốc Artichol

    Thuốc Artichol thuộc nhóm thuốc thảo dược, động vật, được chỉ định trong điều trị một số trường hợp bệnh lý ở gan. Vậy thuốc Artichol sử dụng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Hakanta
    Công dụng thuốc Hakanta

    Thuốc Hakanta là một loại thuốc có thành phần từ thảo dược. Được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp suy giảm chức năng gan, cơ thể suy nhược. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, ...

    Đọc thêm
  • phát hiện xơ gan
    Mức độ xơ hóa gan F3 là như thế nào?

    Em có đi làm xét nghiệm Fibroscan ở phòng khám thì cho ra kết quả là độ xơ hóa của em là F3. Vậy bác sĩ cho em hỏi mức độ xơ hóa gan F3 là như thế nào

    Đọc thêm
  • Aphanat
    Công dụng thuốc Aphanat

    Thuốc Aphanat có thành phần chính là L-ornithin L-aspartat, hàm lượng 1000mg/ 5ml, dùng để chỉ định để điều trị viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ. Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến bạn đọc thông tin ...

    Đọc thêm
  • Oraliton
    Công dụng thuốc Oraliton

    Thuốc Oraliton chứa thành phần Diệp hạ châu 5g, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị mát gan, tiêu độc, mẩn ngứa ngoài da và nổi mề đay. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Oraliton sẽ giúp ...

    Đọc thêm