9 cách để ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng

Khi bị viêm loét đại tràng có không ít người gặp phải tình trạng mất ngủ. Điều này không chỉ khiến cho người mắc bệnh thấy lo lắng, mệt mỏi mà còn khiến cho bệnh viêm loét đại tràng khó được kiểm soát hơn.

1. Tại sao viêm loét đại tràng gây mất ngủ?

Viêm loét đại tràng(UC) là bệnh lý gây ra viêm mạn tính đường tiêu hoá. Khi bị viêm thì cơ thể sẽ tấn công chính lớp niêm mạc và dưới niêm mạc của đại tràng hay trực tràng. Điều này gây ra các vết loét và đau đớn cho người bệnh.

Mặc dù viêm loét đại tràng chủ yếu ảnh hưởng tới đường tiêu hoá nhưng nó cũng có thể gây ra các triệu chứng về thể chất và cảm xúc khiến bạn thấy khó ngủ.

Nguyên nhân mà bệnh viêm đại tràng gây mất ngủ là vì UC có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm buồn nôn và đau do đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ.

Trên thực tế, trên một nghiên cứu năm 2014 cho thấy, trung bình những người bị viêm loét đại tràng và các loại bệnh viêm ruột (IBD) chỉ ngủ được từ 4 đến 5 giờ mỗi đêm, thường là do họ bị đau, đầy bụng, lo lắng và phải đi vệ sinh thường xuyên.

Việc những người bệnh viêm loét đại trạng bị mất ngủ có liên quan tới việc các dấu hiệu bệnh bùng phát, do mất ngủ sẽ khiến người bệnh căng thẳng và khi ngủ cơ thể có cơ chế tự chữa lành, nếu không ngủ được thì hoạt động này cũng không thực hiện được.

2. Biện pháp giúp ngủ ngon hơn khi bị viêm loét đại tràng

Mất ngủ khiến bệnh tình khó kiểm soát hơn và bạn gặp phải nhiều đợt cấp của bệnh hơn. Vậy mất ngủ bị viêm loét đại tràng phải làm sao? Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện giấc ngủ:

  • Thử các tư thế ngủ khác nhau

Một số tư thế khi ngủ có thể làm phát triển đợt bùng phát viêm loét đại tràng nặng. Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn hoặc bên nào của đường ruột của bạn bị viêm nhiều nhất mà bạn hãy lựa chọn tư thế ngủ tránh tác động tới vùng viêm nhất có thể.

Nếu bạn cảm thấy đau ở một tư thế ngủ nào đó, hãy thử ngủ nghiêng sang một bên khác hoặc nằm ngửa và xem liệu điều đó có khiến bạn thoải mái hơn không, nếu không đau và cảm thấy thoải mái sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể cân nhắc viết nhật ký về giấc ngủ, ghi lại các triệu chứng với từng vị trí ngủ của mình, để giúp bạn theo dõi những dấu hiệu của mình và tìm tư thế ngủ thích hợp.

  • Cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm loét đại tràng nhất định có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, corticosteroid đôi khi được sử dụng để giúp kiểm soát các cơn bùng phát viêm loét đại tràng, nhưng chúng cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ.

Nếu bạn thấy rằng việc dùng thuốc điều trị gây rối loạn giấc ngủ của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể đưa ra một trong các lựa chọn sau:

  • Chuyển đổi phương pháp điều trị nếu được.
  • Dùng thêm một cái gì đó để giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Có thể cần thay đổi thời gian trong ngày bạn uống thuốc.

Từ đó các chuyên gia y tế có thể đưa ra phương án điều trị khác hoặc giúp việc điều trị không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

  • Nói chuyện với chuyên gia y tế nếu thấy một dấu hiệu của bệnh khiến bạn bị mất ngủ

Để tự bạn kiểm soát chứng mất ngủ hoặc các chứng khó ngủ khác đôi khi gặp phải những khó khăn. Hãy nói chuyện với các chuyên gia y tế. Chuyên gia y tế có thể giúp bạn xác định chính xác dấu hiệu nào của bệnh làm cho bạn bị mất ngủ, giúp bạn điều chỉnh lối sống và kê đơn thuốc (nếu cần) để kiểm soát triệu chứng của bệnh và giúp ngủ ngon hơn.

Ví dụ: nếu bạn bị đau bụng hoặc co thắt vùng bụng vào ban đêm khiến bạn khó ngủ, có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen. Nếu bạn lo lắng về việc phải đi vệ sinh vào ban đêm khiến bạn thức trắng đêm, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thuốc trị tiêu chảy trước khi ngủ. Khi bạn cảm thấy yên tâm có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

  • Ăn tối sớm hơn

Nếu bạn thấy rằng việc ăn một bữa lớn trước khi đi ngủ sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn (chẳng hạn như muốn đi vệ sinh vào lúc nửa đêm), bạn có thể thấy tốt hơn nếu ăn tối sớm hơn một chút.

Tổ chức Crohn's and Colitis đưa ra lời khuyên nên tránh các bữa ăn quá nhiều và uống đồ uống sát giờ đi ngủ. Nếu bạn đói vào đêm khuya, hãy xem xét một bữa ăn nhẹ không chứa các tác nhân gây bệnh viêm đại tràng phổ biến, bao gồm: đường lactose, các loại đường khác, chất xơ không hòa tan, caffein, đồ ăn cay. Bạn nên tránh sử dụng những đồ ăn có những chất gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và nếu thường xuyên đói vào đêm bạn nên chuẩn bị trước những loại thức ăn lành mạnh, phù hợp với bản thân.

  • Điều trị vấn đề về sức khỏe tâm thần của bạn nếu có

Nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa viêm loét đại tràng và tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Trong một nghiên cứu năm 2018, người bị viêm loét ruột kết, chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến chứng trầm cảm. Lo lắng về bệnh cũng đã được chứng minh là gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Tình trạng sức khỏe tâm thần và các triệu chứng của bệnh viêm loét ruột kết không phải lúc nào cũng rõ ràng cái nào đến trước. Nhưng nếu bạn quản lý những lo lắng, bệnh trầm cảm có thể có tác động tích cực đến giấc ngủ.

Nếu bạn đang trải qua các rối loạn về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác, hãy cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia, chẳng hạn như một nhà trị liệu. Họ có thể giúp bạn tìm cách đối phó, điều này cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

  • Ngồi thiền

Thiền có thể mang lại nhiều lợi ích giúp ngủ ngon hơn, kể cả đối với người mắc bệnh viêm loét đại tràng. Bởi việc ngồi thiền hay thư giãn cũng có thể giúp giảm bớt lo lắng, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về giấc ngủ ở những người bị UC. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc thiền định giúp cải thiện các triệu chứng lo lắng. Điều đó có thể khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Việc xây dựng thói quen ngủ tốt hay còn được gọi là vệ sinh giấc ngủ, có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Một số phương pháp vệ sinh giấc ngủ bạn nên áp dụng, bao gồm:

  • Tập những thói quen ngủ tốt

Việc xây dựng thói quen ngủ tốt hay còn được gọi là vệ sinh giấc ngủ, có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Một số phương pháp vệ sinh giấc ngủ bạn nên áp dụng, bao gồm:

  • Giữ phòng ngủ của bạn yên tĩnh, mát mẻ và tối hết mức có thể.
  • Tránh các bữa ăn lớn, rượu và đồ uống có chứa caffeine gần với giờ đi ngủ.
  • Hãy tuân thủ một lịch trình ngủ nhất quán, nghĩa là ngủ và thức dậy các giờ giống nhau hàng ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tìm thời gian để tập thể dục trong ngày khoảng 30 phút mỗi ngày. Không nên tập thể dục nhiều trước khi đi ngủ vì điều này làm tăng thân nhiệt, khi bạn khó ngủ hơn. Mà chỉ nên thực hành thư giãn.
  • Nên ra khỏi nhà và tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Điều này giúp đồng hồ sinh học của bạn hoạt động một cách hiệu quả hơn.
  • Tránh việc ngủ nhiều vào ban ngày. Chỉ nên chợp mắt không quá 30 phút vào ban ngày. Vì nếu bạn ngủ nhiều vào ban ngày sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Thư giãn về cả cơ thể và đầu óc trước khi đi ngủ.
  • Loại bỏ các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại thông minh, khỏi phòng ngủ.

  • Sử dụng túi chườm ấm

Nếu tình trạng co thắt ở bụng do bệnh viêm loét đại tràng khiến bạn khó có thể đi vào giấc ngủ, hãy cân nhắc đặt túi chườm nóng lên bụng của bạn. Túi chườm điện hoặc bình nước nóng là những liều thuốc giảm đau được thử nghiệm và thực sự mang đến hiệu quả cho những cơn co thắt ở bụng.

Cân nhắc sử dụng túi sưởi điện có trang bị bộ hẹn giờ. Bằng cách đó, bạn có thể hẹn giờ tắt nó ngay sau khi ngủ và điều đó giúp giảm nguy cơ bị bỏng.

  • Lưu ý khi dùng các thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Có nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn (OTC) nhưng không phải tất cả chúng đều an toàn cho những người bị UC.

Ví dụ như magie có thể coi như một chất hỗ trợ giấc ngủ. Nhưng nó có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, như: tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

Ngoài ra, một số loại thuốc ngủ không kê đơn khác cũng có thể gây nghiện, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử các sản phẩm thuốc an thần nào, để biết loại thuốc nào phù hợp với bản thân nhất. Tránh việc nghe theo các quảng cáo trên mạng mà sử dụng thuốc, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bạn hãy cố gắng thực hiện các phương pháp trên để có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu không cải thiện bằng những biện pháp không dùng thuốc và nó vẫn đang ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bạn có thể cần thăm khám bác sĩ. Khi đó, bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân của các vấn đề về giấc ngủ và đưa ra các giải pháp tối ưu cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trắc nghiệm: Bạn biết bao nhiêu về bệnh Crohn?

    Bạn biết bao nhiêu về bệnh Crohn? Bệnh này mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Trả lời nhanh những câu hỏi trắc ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Rowasa
    Tác dụng của thuốc Rowasa

    Rowasa là thuốc thụt, thuốc xổ dùng trực tràng theo chỉ định. Tìm hiểu rõ hơn về thuốc Rowasa để dùng thuốc an toàn.

    Đọc thêm
  • thuốc Corticlasmin
    Công dụng thuốc Corticlasmin

    Thuốc Corticlasmin thuộc nhóm hormone nội tiết tố. Thuốc có chứa các thành phần chính gồm Prednisone, Theophylline và Phenobarbital, được bào chế dạng viên nén. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Corticlasmin sẽ giúp người bệnh nâng cao ...

    Đọc thêm
  • cbipreson
    Công dụng thuốc Cbipreson

    Thuốc Cbipreson thuộc nhóm hormone, nội tiết với thành phần chính là Prednisolon. Thuốc Cbipreson được chỉ định trong chống viêm, ức chế miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm động mạch thái dương... Trong quá ...

    Đọc thêm
  • barzfin
    Công dụng thuốc Barzfin

    Barzfin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được chỉ định điều trị các trường hợp viêm loét ở đại tràng, trực tràng. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Barzfin có tác dụng gì?

    Đọc thêm