Thuốc Zemaira Vial: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thiếu hụt men alpha-1 proteinase mang tính di truyền có thể gây nên bệnh lý khí phế thũng ở phổi. Phương pháp điều trị cho những người bệnh này là cần bổ sung lượng men thiếu hụt thông qua sản phẩm Zemaira Vial. Vậy thuốc Zemaira có công dụng và cách sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Zemaira có công dụng gì?

Zemaira Vial là thuốc điều trị bệnh khí phế thũng do thiếu hụt alpha-1 proteinase di truyền (còn gọi là alpha-1 antitrypsin). Ở những bệnh nhân mắc bệnh lý này, những tổn thương ở phổi xuất hiện do men elastase, một chất tự nhiên cơ thể tạo ra để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập phổi.

Ở điều kiện bình thường, alpha-1-proteinase có tác dụng ức chế hoạt động của lượng elastase dư thừa, không cần thiết. Tuy nhiên, ở những người không tạo đủ loại protein này, hoạt động quá mức của men elastase sẽ gây tổn hại cho phổi.

Thuốc Zemaira chứa hoạt chất thay thế tương tự, bổ sung lượng alpha-1-proteinase bị thiếu hụt và giúp bệnh nhân ngăn ngừa tổn thương phổi nặng thêm.

2. Cách sử dụng thuốc Zemaira Vial

Zemaira Vial sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch, thường mỗi tuần chỉ tiêm 1 lần hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu đang sử dụng thuốc Zemaira tại nhà, người bệnh hãy tìm hiểu các hướng dẫn về cách chuẩn bị và tiêm thuốc trên bao bì sản phẩm và từ nhân viên chăm sóc sức khỏe. Nếu bất kỳ thông tin nào về thuốc Zemaira chưa rõ ràng hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn.

Nếu hướng dẫn sử dụng thuốc yêu cầu bảo quản Zemaira Vial trong tủ lạnh, người bệnh hãy để thuốc và dung dịch pha thuốc ở nhiệt độ phòng trước khi mỗi lần sử dụng. Lưu ý không lắc hỗn hợp thuốc sau khi đã pha trộn vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc Zemaira.

Trước khi sử dụng, người bệnh hãy kiểm tra sản phẩm thuốc Zemaira bằng mắt thường để phát hiện sự kết tủa hoặc đổi màu. Đôi khi, một vài hạt kết tủa nhỏ có thể tồn tại trong lọ thuốc Zemaira và chúng sẽ được loại bỏ bởi bộ lọc đi kèm với thuốc. Nếu sản phẩm thuốc Zemaira bị đổi màu, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng lọ thuốc đó.

Liều dùng thuốc Zemaira được bác sĩ chỉ định dựa trên cân nặng, tình trạng sức khỏe và phản ứng với điều trị của người bệnh.

Sử dụng thuốc Zemaira thường xuyên, đều đặn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Để giúp ghi nhớ, người bệnh cần được tiêm thuốc Zemaira vào cùng một thời điểm mỗi ngày bằng cách đánh dấu lời nhắc trên lịch. Bệnh nhân hãy thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh diễn tiến xấu đi sau vài tuần điều trị bằng thuốc Zemaira.

Zemaira Vial
Zemaira Vial sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch

3. Tác dụng phụ của Zemaira Vial

Các tác dụng không mong muốn hay gặp của thuốc Zemaira bao gồm đau tại vị trí tiêm, sốt, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, cảm giác tê/ngứa ran trên da và đau cơ. Nếu bất kỳ dấu hiệu nào của thuốc Zemaira dai dẳng hoặc trầm trọng hơn, người bệnh hãy báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Thuốc Zemaira được bào chế từ thành phần máu con người. Do đó, có tỷ lệ rất nhỏ là bệnh nhân có thể mắc các bệnh nhiễm trùng do thuốc Zemaira (bao gồm cả nhiễm vi rút như viêm gan, parvovirus B19) dù việc kiểm tra cẩn thận những người hiến máu, quy trình sản xuất đặc biệt và nhiều xét nghiệm được sử dụng để giảm tối đa nguy cơ này.

Người bệnh hãy thảo luận về những lợi ích và rủi ro của việc điều trị thuốc Zemaira với bác sĩ. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu phát triển bất kỳ dấu hiệu nào của viêm gan hoặc nhiễm trùng khác, bao gồm sốt dai dẳng, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi bất thường, buồn ngủ bất thường, đau khớp, buồn nôn/nôn ói kéo dài, đau dạ dày, đau bụng, vàng mắt/da, nước tiểu sẫm màu.

Tình trạng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Zemaira rất hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh hãy ngừng sử dụng thuốc Zemaira và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng thuốc Zemaira bao gồm: phát ban, nổi mề đay, sưng ngứa mặt/lưỡi/môi/họng, tức ngực, chóng mặt hoặc khó thở.

Trên đây không đề cập danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc Zemaira Vial. Nếu nhận thấy các tác dụng khác của thuốc Zemaira không được liệt kê ở trên, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn.

4. Lưu ý khi sử dụng Zemaira Vial

Trước khi điều trị bệnh khí phế thũng bằng thuốc Zemaira Vial, người bệnh hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu trước đây từng bị dị ứng với alpha-1 proteinase hoặc nếu có bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác. Sản phẩm Zemaira Vial có thể chứa các thành phần tá dược không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Trước khi sử dụng thuốc Zemaira, người bệnh hãy báo cáo với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử bệnh lý trước đây, đặc biệt là:

  • Tình trạng thiếu hụt IgA có chọn lọc với kháng thể kháng IgA;
  • Bệnh lý gan;
  • Các vấn đề về tim (như suy tim).

Thuốc Zemaira có thể làm cho người bệnh chóng mặt hoặc buồn ngủ, rượu hoặc cần sa là những chất khiến tình trạng chóng mặt hoặc buồn ngủ này trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo khi đang dùng thuốc Zemaira cho đến khi đảm bảo có thể làm điều đó một cách an toàn.

thuốc Zemaira được bào chế từ máu người nên có một khả năng rất nhỏ có thể gây nhiễm trùng cho người sử dụng. Do đó người bệnh cần được chủng ngừa các loại vắc xin thích hợp trước đó (như tiêm ngừa đối viêm gan A và B). Đồng thời, việc xử lý chế phẩm máu từ những người hiến máu để bào chế thuốc Zemaira cần đặc biệt thận trọng để ngăn ngừa nhiễm vi rút.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc Zemaira chỉ nên được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết sau khi thảo luận kỹ về những rủi ro, lợi ích với bác sĩ điều trị. Chưa biết khả năng liệu thuốc Zemaira có đi vào sữa mẹ hay không nên bà mẹ cho con bú cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Zemaira.

Zemaira Vial
Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu có dấu hiệu sốt dai dẳng

5. Tương tác thuốc của Zemaira Vial

Tác dụng của một số loại thuốc có thể thay đổi nếu người bệnh sử dụng cùng lúc với thuốc hoặc sản phẩm thảo dược, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có thể khiến thuốc Zemaira mất đi hiệu quả trị liệu.

Những tương tác thuốc có thể xảy ra với một tỉ lệ nhất định và bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ có biện pháp ngăn ngừa hoặc quản lý các tương tác bằng cách thay đổi cách sử dụng thuốc Zemaira hoặc theo dõi người bệnh chặt chẽ.

Để giúp bác sĩ hoặc dược sĩ chăm sóc và điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các sản phẩm đang sử dụng trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Zemaira Vial. Trong quá trình điều trị thuốc Zemaira, người bệnh không nên tự ý bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chấp thuận của bác sĩ.

Các xét nghiệm cận lâm sàng và/hoặc thăm khám y tế (như xét nghiệm chức năng phổi) nên được thực hiện định kỳ để theo dõi tiến triển bệnh hoặc phát hiện các tác dụng phụ của thuốc Zemaira.

Nếu đã bỏ lỡ một liều thuốc Zemaira, người bệnh hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để biết lịch dùng thuốc mới.

Các nhãn hiệu khác nhau của alpha-1 proteinase có các yêu cầu bảo quản khác nhau. Tham khảo ý kiến dược sĩ về cách bảo quản thuốc Zemaira Vial, lưu ý không được để thuốc đóng băng. Sau khi pha thuốc Zemaira với dung dịch tiêm đi kèm, không để hỗn hợp trong tủ lạnh và cần sử dụng trong vòng 3 giờ. Không xả thuốc Zemaira xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi đã hết hạn hoặc không còn sử dụng.

Việc nắm rõ thông tin về thuốc Zemaira trước khi sử dụng luôn mang đến hiệu quả tích cực cũng như hạn chế rủi ro cho bệnh nhân. Nếu có bất cứ thắc mắc, khách hàng có thể gửi câu hỏi tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được những tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

202 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuoc-utibron-neohaler-cong-dung-chi-dinh-va-luu-y-khi-dung
    Thuốc Utibron Neohaler: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Utibron Neohaler là loại thuốc thuộc nhóm thuốc INDACATEROL -GLYCOPYRROLATE. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng về hô hấp. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nang có thiết bị hít kèm theo, để đưa vào cơ thể một ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • alupent
    Công dụng thuốc Alupent

    Metaproterenol là hoạt chất thuộc họ thuốc giãn phế quản adrenergic, làm mở ống phế quản trong phổi, tăng lưu lượng khí qua các ống phế quản. Đây cũng là thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Alupent. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Salbutral
    Công dụng thuốc Salbutral

    Salbutral thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, bào chế dưới dạng hỗn dịch khí dung chia liều, quy cách đóng gói hộp 1 ống khí dung 250 liều. Để dùng thuốc Salbutral an toàn và hiệu quả ...

    Đọc thêm
  • airbuter
    Công dụng thuốc Airbuter

    Airbuter 20 là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn phế quản có tác động chọn lọc trên thụ thể beta 2 adrenergic. Thuốc giúp đường thở được mở rộng từ đó giảm triệu chứng của một số bệnh lý như hen ...

    Đọc thêm
  • Piafager
    Công dụng thuốc Piafager

    Thuốc Piafager thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và được bào chế ở dạng siro. Thuốc Piafager có thành phần chính là Salbutomol được chỉ định trong điều trị các chứng co thắt phế quản trong hen ...

    Đọc thêm