Thuốc triamcinolone: Những điều cần biết

Triamcinolone là thuốc Corticosteroid tổng hợp, chứa fluor có tác dụng ngăn chặn quá trình phóng thích các chất gây viêm. Triamcinolone được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm tùy theo liều lượng và điều trị rối loạn bệnh. Triamcinolone hiện nay được chỉ định dùng trong nhiều loại bệnh lý như: viêm loét dạ dày, rối loạn dị ứng, viêm khớp, bệnh ngoài da, vảy nến, rối loạn hô hấp,...

1. Liều dùng Triamcinolone

Với từng tình trạng bệnh lý và độ tuổi bệnh nhân, liều dùng Triamcinolone là khác nhau. Do đó, không nên tự ý sử dụng Triamcinolone mà cần được bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý để kê đơn thuốc phù hợp. Liều dùng Triamcinolone tham khảo cho một số bệnh lý thường dùng như sau:

1.1. Liều dùng cho người lớn

Điều trị các bệnh:

Suy vỏ thượng thận: liều dùng 4 – 12mg/ngày, kết hợp điều trị với mineralocorticoid.

Cứng khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp:

  • Liều dùng khởi đầu: từ 8 – 16 mg/ngày, có thể chỉ định tiêm bắp 3 – 48 mg/ngày, chia đều liều mỗi 12 giờ.
  • Liều tiêm trong khớp hoặc tiêm trong bao hoạt dịch: 5 – 40mg/lần, liều lượng Triamcinolone chỉ định tùy theo kích thước các khớp, trung bình là 25 mg/lần.
  • Liều dùng tối đa được chỉ định là 75mg/tuần.

Ngoài ra, Triamcinolone cũng được sử dụng để điều trị sẹo lồi, điều trị viêm xoang cấp tính, viêm da cơ địa,...

1.2. Liều dùng cho trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu đáng tin cậy xác định liều dùng an toàn Triamcinolone cho trẻ em. Do đó, nếu cần sử dụng, cha mẹ nên trao đổi với các y, bác sĩ để có quyết định sử dụng cũng như liều lượng hợp lý.

Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Liều dùng cho trẻ em cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

2. Cách dùng Triamcinolone hiệu quả

Khi sử dụng Triamcinolone trị bệnh, cần lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Liều dùng ít hoặc nhiều hơn đơn thuốc, đặc biệt kéo dài về thời gian sử dụng khi chưa được bác sĩ cho phép có thể làm giảm hiệu quả điều trị, dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Một số trường hợp có thể thay đổi liều lượng Triamcinolone trong thời gian trị bệnh như: căng thẳng bất thường, sốt hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, trường hợp chuẩn bị phẫu thuật, can thiệp y tế,... Hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh.

Ngoài ra, Triamcinolone được ghi nhận có thể dẫn tới sai lệch kết quả trong một số xét nghiệm y khoa. Vì thế, hãy báo cho điều dưỡng hoặc bác sĩ biết mình đang sử dụng Triamcinolone trước khi làm xét nghiệm.

Không tự ý ngừng sử dụng Triamcinolone đột ngột, nó có thể gây tình trạng khó chịu và bệnh lý tái phát. Không sử dụng Triamcinolone khi đói bụng, thức ăn trong dạ dày giúp ngăn ngừa khó chịu trong dạ dày. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn được ghi trên nhãn dán hoặc yêu cầu bác sĩ, dược sĩ ghi chú trực tiếp.

3. Tác dụng phụ khi dùng Triamcinolone


Khi sử dụng Triamcinolone, một số người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như:

3.1. Trường hợp dị ứng

Triệu chứng sưng lưỡi, cổ họng, mặt, phát ban, khó thở,... Nguyên nhân thường do dị ứng với Triamcinolone hoặc thành phần khác của thuốc. Trao đổi với bác sĩ để tìm ra biện pháp thay thế.

3.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng

Nếu gặp phải những tác dụng phụ sau, cần sớm báo với bác sĩ để được xử lý cấp cứu:

  • Đại tiện ra máu, hoặc phân vào đen;
  • Sưng tấy cơ thể;
  • Ho ra máu;
  • Nồng độ Kali thấp, gây khó chịu ở chân, nhịp tim bất thường,...;
  • Trầm cảm mức độ nặng, triệu chứng thần kinh;
  • Khó thở;
Đau họng viêm họng khàn giọng thanh quản khó thở hóc
Người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở sau khi sử dụng thuốc

  • Tăng cân nhanh chóng;
  • Viêm tụy, cảm giác buồn nôn, nhịp tim nhanh bất thường;
  • Huyết áp cao, kèm triệu chứng đau nhức đầu, giảm thị lực, khó thở động kinh, tinh thần hoang mang.

3.3. Tác dụng phụ ít nghiêm trọng

  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Thay đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ;
  • Tăng xuất hiện mụn trứng cá, da khô, mỏng;
  • Yếu cơ;
  • Chậm lành vết thương;
  • Cảm giác buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu;
  • Đầy hơi, đau bụng.

Triệu chứng bất thường khi sử dụng thuốc Triamcinolone cần được trao đổi với bác sĩ.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Triamcinolone

4.1. Bảo quản thuốc Triamcinolone

  • Thuốc Triamcinolone cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và độ ẩm cao. Mỗi loại thuốc có phương pháp bảo quản khác nhau, thường được ghi trên bao bì sản phẩm;
  • Lưu ý không bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc phòng tắm;
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ và thú nuôi;
  • Bỏ thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc gặp vấn đề chất lượng, không vứt vào đường ống nước hoặc toilet.
Để thuốc xa tầm với trẻ nhỏ, thuốc trẻ nhỏ
Cần bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em

4.2. Tương tác thuốc

Triamcinolone có thể gặp tương tác với một số thuốc làm gia tăng tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả của thuốc. Một số tương tác thuốc được ghi nhận gồm:

  • Carbamazepine, phenytoin, rifabutin, primidone, carbamazepine, rifampin, Barbiturat, aminoglutethimide làm tăng chuyển hóa thanh thải corticoid, giảm tác dụng thuốc;
  • Đối kháng với tác dụng cả thuốc hạ đường huyết, lợi tiểu, hạ huyết áp;
  • Tăng tác dụng của thuốc chống đông máu;
  • Tăng thanh thải salicylat;
  • Tăng tác dụng giảm Kali huyết của thuốc lợi tiểu thiazid, Acetazolamid, carbenoxolone.

4.3. Trường hợp cần thận trọng

Thận trọng khi sử dụng Triamcinolone khi bệnh nhân có loét dày (tiềm ẩn hoặc tiến triển), tăng huyết áp, viêm loét đại tràng, viêm tĩnh mạch huyết khối, suy tim sung huyết, co giật, nhược giáp, đái tháo đường, nhiễm trùng đề kháng thuốc kháng sinh, suy thận, có nguy cơ huyết khối động mạch, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Tăng đường huyết;
  • Hội chứng Cushing;
  • Nhiễm trùng da ở hoặc gần vị trí bôi thuốc;
  • Tăng áp lực nội sọ;
  • Lở loét, tổn thương da nghiêm trọng.
Bị tiểu đường tuýp 2 có nên ăn các loại củ quả?
Người mắc bệnh lý tiểu đường có thể gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc

Triamcinolone là một trong những nhóm thuốc Corticosteroid được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh lý gây viêm, dị ứng, ức chế miễn dịch. Tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi sử dụng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Tại đây có hệ thống y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, học hàm học vị cao và có tâm - tầm với nghề. Vinmec trang bị đội ngũ y bác sĩ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn bao gồm các bác sĩ uy tín đến từ Nhật Bản, Singapore mang đến những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, tiên tiến nhất.

Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị được trang bị hiện đại, tiên tiến thế giới, hỗ trợ đắc lực cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, sạch sẽ đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế, sánh ngang tầm với các nước phát triển.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

200.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan