Thuốc Pantostad 40 uống trước hay sau ăn?

Thuốc Pantostad 40 được sử dụng để điều trị loét dạ dày tá tràng nhờ chứa hoạt chất pantoprazol có tác dụng ức chế bơm proton, ngăn cản bước cuối cùng trong quá trình tạo axit ở dạ dày. Vậy thuốc Pantostad 40 uống trước hay sau ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất?

1. Công dụng thuốc Pantostad 40

Thuốc Pantostad 40 có chứa thành phần chính gồm Pantoprazol hàm lượng 40mg cùng các tác dược Mannitol, triethyl citrate, calcium stearate, opadry vàng, eudragit L30D, crospovidone. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim tan trong ruột.

Thuốc được chỉ định để điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), loét đường tiêu hóa, phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid cùng tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger-Ellison).

Thuốc Pantostad 40 thực chất là dòng thuốc kê đơn nên bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Liều dùng thuốc Pantostad 40

Ở mỗi đối tượng bệnh nhân thuốc sẽ có liều dùng khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc sau đây:

Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)

  • Liều thường dùng: uống 20–40mg/lần/ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần.
  • Liều duy trì: uống 20–40mg mỗi ngày.
  • Trường hợp tái phát: uống 20mg/ngày.

Loét đường tiêu hóa

  • Liều thường dùng: 40mg/lần/ngày. Thời gian điều trị từ 2–4 tuần đối với loét tá tràng hoặc 4–8 tuần đối với loét dạ dày lành tính.
  • Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid
  • Uống liều 20mg/ngày.

Hội chứng Zollinger–Ellison

  • Liều khởi đầu: 80mg/ngày. Có thể dùng liều lên đến 240mg/ngày. Nếu bạn dùng liều trên 80mg/ngày thì nên chia làm 2 lần.

Bệnh nhân suy gan

  • Liều tối đa: 20mg/ngày hoặc 40mg/ngày đối với liều cách ngày.
  • Bệnh nhân suy thận
  • Liều tối đa: 40mg/ngày.

Thuốc Pantostad 40 uống trước hay sau ăn? Thực chất thuốc Pantostad 40 nên được uống ngày một lần vào buổi sáng và nuốt nguyên viên, không được nghiền, nhai hay bẻ viên thuốc. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị, thuốc nên được dùng đúng theo đơn. Không tự ý tăng hoặc giảm liều, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hiện tại.

Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nếu đối tượng này có nhu cầu dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.

3. Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Pantostad 40

Trong quá trình sử dụng thuốc Pantostad 40 người bệnh không gặp quá nhiều phản ứng phụ. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Ban da, mề đay
  • Đau cơ, đau khớp

Thông thường những dấu hiệu này sẽ sớm kết thúc sau quá trình dùng thuốc. Vì thế nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có hướng dùng thuốc được tốt nhất.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc Pantostad 40

Khi dùng thuốc ở liều cao và trong thời gian dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yếu tố nguy cơ khác.

Đã có báo cáo hạ magnesi huyết nặng trên bệnh nhân điều trị với các thuốc ức chế bơm proton trong ít nhất 3 tháng và hầu hết các trường hợp điều trị khoảng 1 năm. Các triệu chứng của hạ magnesi huyết nặng có thể xảy ra như mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật. Tuy nhiên tình trạng này xảy ra không nhiều.

Cần loại trừ khả năng loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng thuốc vì Pantostad 40 có thể che lấp triệu chứng do đó làm muộn chẩn đoán.

Đối tượng bệnh nhân là phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Sau khi dùng thuốc hết liều điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc có nên dùng tiếp hay không.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về thuốc Pantostad 40. Việc dùng thuốc đúng mục đích sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được an toàn cũng như hạn chế rủi ro tới sức khỏe. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì, bệnh nhân có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • dự phòng loét dạ dày tá tràng
    Cách dự phòng loét dạ dày tá tràng

    Loét đường tiêu hóa là những tổn thương cấp tính ở bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, có thể xuất hiện ở người bệnh nặng hoặc trải qua biến cố căng thẳng do chịu tổn thương tâm lý lớn, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Ompral
    Công dụng thuốc Ompral

    Omeprazole là thuốc có khả năng ức chế bài tiết acid dạ dày. Hoạt chất này có trong nhiều chế phẩm khác nhau, trong đó có thuốc Ompral của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco. Vậy Ompral là thuốc ...

    Đọc thêm
  • Nicnotaxgin
    Công dụng thuốc Nicnotaxgin

    Thuốc Nicnotaxgin là nhóm thuốc kê đơn (ETC), nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID), được chỉ định dùng giảm đau và hạ sốt. Cùng tìm hiểu thông tin về cách dùng và liều dùng ngay trong bài viết sau ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Ulpan
    Công dụng thuốc Ulpan

    Thuốc Ulpan là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Ulpan là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Pyvasart 80
    Công dụng thuốc Pyvasart 80

    Thuốc Pyvasart 80 là một thuốc thuộc nhóm đối kháng thụ thể Angiotensin II, thường được chỉ định sử dụng để điều trị trong những trường hợp tăng huyết áp, suy tim...Cùng tìm hiểu về công dụng, chỉ định, cách ...

    Đọc thêm