Tại sao cần dùng erythropoetin ở bệnh nhân chạy thận chu kỳ?

Chức năng thận của bệnh nhân mắc suy thận mạn thường không sản xuất đủ erythropoetin, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kích thích tạo hồng cầu erythropoetin. Tuy nhiên, thuốc này cần được sử dụng đúng cách để không gây tác dụng phụ.

1. Vai trò của erythropoetin là gì?

Các tế bào hồng cầu được sản xuất chủ yếu trong tủy xương. Khi lượng oxy trong cơ thể thấp hoặc số lượng hồng cầu giảm, thận sẽ sản xuất và giải phóng erythropoietin (EPO). Đây là một loại hormone kích thích tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Đồng thời là hormone thiết yếu để hình thành hồng cầu. Phần lớn erythropoietin là do thận sản xuất để đáp ứng với thiếu oxy mô.

Trong bệnh thận mạn tính, thận không tạo đủ EPO. Cơ thể cũng cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi không có đủ EPO hoặc sắt, người bệnh sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn và bệnh thiếu máu sẽ tiến triển. Trong bệnh thận, thiếu máu có thể xảy ra ngay cả trước khi cần lọc máu, và rất phổ biến ở những người chạy thận nhân tạo.

Tình trạng thiếu máu xảy ra khi không có đủ hồng cầu. Một số biểu hiện mà bệnh nhân thiếu máu có thể gặp như mệt mỏi, chán ăn, cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu, khó ngủ, trông nhợt nhạt, bàn tay và bàn chân lạnh, ...

Bác sỹ cần dựa vào nồng độ hemoglobin trong máu để chẩn đoán thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn. Khi đang chạy thận nhân tạo, hemoglobin nên được kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, bác sỹ có thể cần đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn, cần đánh giá tình trạng dự trữ sắt thường xuyên để bổ sung sắt đầy đủ.

Ngoài ra, người bệnh có thể thiếu máu do thiếu sắt, nghĩa là cơ thể có quá ít chất sắt. Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho sức khỏe tổng thể và các tế bào máu khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể tạo ra hemoglobin.

erythropoietin
Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn khi dùng erythropoetin

2. Tại sao cần dùng erythropoetin ở bệnh nhân chạy thận chu kỳ?

Thuốc erythropoetin được sử dụng trong điều trị thiếu máu do bệnh thận mạn. Ở những người chạy thận nhân tạo, bệnh thiếu máu được điều trị bằng thuốc kích thích tạo hồng cầu nhằm tạo ra các tế bào hồng cầu.

Thông thường, chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ sắt để đáp ứng nhu cầu nên rất cơ thể sẽ cần thêm sắt. Trên thực tế, một khi bắt đầu dùng ESA, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn và sắt sẽ được sử dụng nhanh hơn. Khi bạn dùng ESA, liệu pháp sắt sẽ giúp ngăn ngừa thiếu sắt, giảm lượng ESA cần thiết, giữ cho hemoglobin của bạn trong phạm vi cho phép.

Vào cuối mỗi đợt điều trị chạy thận nhân tạo, một lượng máu nhỏ thường được để lại trong máy lọc máu (thận nhân tạo). Đây có thể là một nguồn mất sắt theo thời gian. Vì vậy, sắt rất quan trọng trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Nếu không có đủ sắt, ESA sẽ bị lãng phí và người bệnh sẽ không đạt được lượng hemoglogin mục tiêu của mình ...

Khi sử dụng các loại thuốc erythropoietin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, nôn ói; ớn lạnh, bệnh giống cúm, phản ứng nơi tiêm, sốt, phù ngoại vi; tăng kali máu; đau khớp, đau xương, đau cơ, đau các đầu chi; co giật, đau đầu; ho, nghẽn đường hô hấp; phát ban; huyết khối và thuyên tắc, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối, tăng huyết áp.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại thuốc kích thích tạo hồng cầu. Tuy nhiên, thuốc kích thích tạo hồng cầu không phải là thuốc bổ nên không thể tự ý sử dụng. Người bệnh chỉ nên dùng và tuân thủ đúng theo chỉ định, xét nghiệm từ bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải ăn uống khoa học, đảm bảo chất dinh dưỡng để làm tăng hiệu quả điều trị. Cần theo dõi và xử trí kịp thời, tùy thuộc vào mức độ của các biểu hiện trên để xét tiếp tục điều trị hay ngừng điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan