Tác dụng phụ của viên thuốc chống lao

Lao là một bệnh lý lây truyền với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Việc điều trị lao thường cần có sự phối hợp của nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, những viên thuốc chống lao có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.

1. Các tác dụng phụ của thuốc chống lao

Bệnh nhân điều trị với phác đồ chống lao có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn với các mức độ và tần suất xuất hiện khác nhau.

1.1. Các tác dụng phụ mức độ nhẹ thường gặp

  • Bần thần
  • Tiểu đỏ (màu của Rifampicin)
  • Sạm da (do Pyrazinamid)
  • Tê rần ở môi (sau tiêm Streptomycin)
  • Tê rần, nóng rát tay chân (do Isoniazid gây viêm thần kinh ngoại biên)
  • Đau thượng vị, buồn nôn

1.2. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp

  • Dị ứng thuốc với các biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, ngứa, sốt, nổi hạch, vàng da, gan lách lớn,...
  • Viêm gan, tổn thương gan
  • Suy thận, độc ở tai, tổn thương tiền đình
  • Mù màu, nhìn mờ, viêm thần kinh thị giác
  • Mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu
  • Tăng acid uric máu, sưng đau khớp

2. Tác dụng phụ của từng loại thuốc điều trị lao cụ thể

2.1. Rifampicin

Người bệnh sử dụng Rifampicin điều trị bệnh lao có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Phản ứng toàn thân: sốt, hội chứng giả cúm.
  • Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, viêm gan, hôn mê gan.
  • Da: mẩn ngứa, phát ban trên da, ban xuất huyết.
  • Huyết học: rối loạn tạo máu, thiếu máu huyết tán.
  • Tiết niệu: suy thận cấp.

2.2. Isoniazid

Isoniazid có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Dị ứng: phản ứng tăng mẫn cảm ngoài da
  • Thần kinh: rối loạn tâm thần, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dày thần kinh, tăng tiết mồ hôi, nổi mụn, loạn dưỡng.
  • Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa nhẹ, viêm gan, hoại tử tế bào gan.

2.3. Ethambutol

Ethambutol là một trong những thuốc điều trị lao. Bệnh nhân sử dụng Ethambutol có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Toàn thân: sốt, dị ứng ngoài da.
  • Thần kinh: đau đầu, viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực, rối loạn nhận biết màu sắc (mù màu xanh, đỏ), hẹp thị trường.
  • Cơ xương khớp: đau khớp.
  • Tiết niệu: Độc thận, suy thận.

2.4. Streptomycin

Streptomycin là thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn lao ngoại bào. Tuy nhiên, Streptomycin cũng có thể các tác dụng không mong muốn như:

  • Sốc phản vệ, phù Quincke
  • Dị ứng ngoài da, tê môi
  • Viêm dây thần kinh số VIII gây điếc, rối loạn tiền đình, mất thăng bằng
  • Tiết niệu: viêm tắc ống thận

Không nên dùng Streptomycin ở trẻ em, vì có thể làm tổn thương thính giác không hồi phục; cũng không dùng Streptomycin cho phụ nữ mang thai vì thuốc có thể gây độc thận và điếc cho thai nhi.

2.5. Pyrazinamide

Pyrazinamid là một trong những thuốc chống lao hàng thứ nhất. Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Pyrazinamid là:

  • Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn ói
  • Sốt
  • Dị ứng ngoài da
  • Tăng men gan, viêm gan
  • Tăng acid uric máu, làm nặng thêm bệnh Gout
  • Đau đầu, đau vai, đau khớp

2.6. Ethionamide

Tác dụng phụ thường thấy của Ethionamide bao gồm:

  • Viêm gan do hủy hoại tế bào gan, rối loạn chức năng gan, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn tâm thần kinh (như đau đầu, co giật, mất ngủ), viêm dây thần kinh ngoại vi, đau khớp,...

2.7. Para-aminosalicylic acid

Para-aminosalicylic acid có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm gan.

2.8. Cycloserine

Cycloserine thường ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân sử dụng Cycloserine có thể gặp tác dụng không mong muốn như trầm cảm, rối loạn tâm thần, thay đổi nhân cách.

2.9. Amikacin và Kanamycin

Amikacin và Kanamycin là các kháng sinh nhóm Aminoglycoside. Thuốc rất độc với dây thần kinh số VIII và ống thận. Kanamyxin có thể gây điếc, rối loạn tiền đình, hoại tử ống thận, suy thận. Amikacin cũng có tác dụng phụ tương tự như những Aminoglycoside khác.

Tóm lại, thuốc chống lao có thể gây ra những tác dụng phụ có hại, nhất là khi bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Vì vậy, cần tuân thủ cách dùng thuốc chống lao theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để vừa đạt được hiệu quả, vừa hạn chế thấp nhất những tác dụng không mong muốn của thuốc. Bệnh nhân cũng không nên quên uống thuốc chống lao 1 ngày để đạt được hiệu quả điều trị và nhanh lành bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan