Tác dụng của thuốc Glycopyrrolate

Glycopyrrolate là 1 loại thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc tiền mê gây mê, kháng cholinergic được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật. Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Glycopyrrolate là thuốc gì và lưu ý khi sử dụng.

1. Glycopyrrolate là thuốc gì?

  • Thuốc Glycopyrrolate được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như viên nén hàm lượng 1mg,1,5mg, 2mg; viên nén phân hủy ở miệng 1,7mg; dung dịch uống 1mg/5mL; dung dịch tiêm 0,2mg/mL.
  • Glycopyrrolate được sử dụng như một thuốc ức chế đối giao cảm, có tác dụng giảm tiết nước bọt, giảm dịch tiết dịch hầu họng và khí quản - phổi, giảm tiết dịch axit dạ dày, đảo ngược sự phong tỏa thần kinh cơ do giãn cơ không khử cực, ngăn chặn phản xạ ức chế dây thần kinh phế vị ở tim trong gây mê nội khí quản trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Do tác dụng kháng cholinergic nên thuốc cũng được dùng như một liệu pháp bổ trợ trong điều trị loét dạ dày ở người lớn.

2. Thuốc Glycopyrrolate có tác dụng gì?

Thuốc Glycopyrrolate được sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Glycopyrrolate

Không sử dụng Glycopyrrolate trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với glycopyrrolate hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử tăng nhãn áp, tắc nghẽn đường niệu (phì đại tuyến tiền liệt), tắc nghẽn đường tiêu hóa (co thắt ống thực quản), liệt ruột, viêm loét đại tràng nặng, phình đại tràng, tình trạng tim mạch không ổn định, suy nhược, nhược cơ.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Glycopyrrolate

Liều lượng và cách sử dụng thuốc tùy thuộc vào từng trường hợp:

Phẫu thuật:

Người lớn:

  • Trước phẫu thuật: 4mcg/ kg tiêm bắp 30-60 phút trước khi phẫu thuật.
  • Trong phẫu thuật: 0,1mg tiêm tĩnh mạch, có thể lặp lại liều sau mỗi 2-3 phút.

Trẻ em:

  • Trẻ từ 1 tháng - 2 tuổi: 4-9 mcg/kg tiêm bắp 30-60 phút trước khi gây mê
  • Trẻ trên 2 tuổi: 4mcg/kg tiêm bắp 30-60 phút trước khi phẫu thuật. Trong khi phẫu thuật có thể lặp lại liều sau mỗi 2-3 phút và không vượt quá 0,1mg.

Chảy nước dãi:

  • Trẻ từ 3-16 tuổi: Uống 0,02 mg/kg, mỗi 8 giờ/lần; có thể tăng liều sau 5-7 ngày nếu cần thiết, tuy nhiên liều lượng không vượt quá 1,5-3 mg/liều.

Đảo ngược phong tỏa thần kinh cơ:

  • Liều khuyến cáo là 0,2 mg tiêm tĩnh mạch cho mỗi 1mg neostigmine hoặc 5mg pyridostigmine được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em.

Hỗ trợ trong điều trị loét dạ dày - tá tràng:

  • Người lớn: 1,7mg uống 2 - 3 lần/ ngày, không vượt quá 6,8mg/ ngày.

5. Tác dụng phụ của thuốc Glycopyrrolate

Khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, giảm cảm giác vị giác, đầy hơi, táo bón.
  • Buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu.
  • Suy nhược, lo lắng.
  • Nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh.
  • Mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Giảm tiết mồ hôi, giảm tiểu tiện, tiểu khó.
  • Phát ban, mày đay.

Khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate, nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

6. Tương tác với thuốc Glycopyrrolate

Khi dùng phối hợp Glycopyrrolate có thể tương tác với các thuốc sau:

  • Sử dụng đồng thời Glycopyrrolate với các thuốc kháng cholinergic khác hoặc thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin như phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị parkinson có thể làm tăng tác dụng kháng muscarinic, dẫn đến tăng các tác dụng phụ kháng cholinergic.
  • Dùng đồng thời Glycopyrrolate với kali clorua có thể làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa.

7. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate

Khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate, cần thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan, cường giáp, mắc bệnh thần kinh tự trị.
  • Thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị thoát vị khe hoành và viêm thực quản trào ngược.
  • Thận trọng với người bị tăng sản tuyến tiền liệt và/hoặc phá hủy cổ bàng quang, có thể gây bí tiểu, làm nặng thêm tình trạng suy thận trước đó, vì vậy cần điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.
  • Trong bệnh viêm loét đại tràng, dùng thuốc liều cao có thể ức chế nhu động ruột và làm nặng thêm tình trạng tắc ruột, chống chỉ định ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng.
  • Khi dùng thuốc có thể làm giảm nhu động đường tiêu hóa, dẫn đến táo bón hoặc giả tắc ruột gây đau, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn. Nếu nghi ngờ có tắc nghẽn đường tiêu hóa hãy ngưng dùng thuốc và đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân.
  • Thuốc có thể làm giảm tiết mồ hôi, thận trọng khi làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục trong thời tiết nóng. Khi thời tiết nóng, hãy uống nhiều nước và mặc quần áo thông thoáng.
  • Chế phẩm dùng đường tiêm có chứa cồn benzyl, do đó không nên sử dụng ở trẻ sơ sinh.
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Không rõ thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không, nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Glycopyrrolate, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Glycopyrrolate là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan