Tác dụng của thuốc Boroleum

Boroleum là loại thuốc được sử dụng để làm giảm đau nhẹ, giảm kích ứng vùng da bị tổn thương hoặc tấy rát (ví dụ như vùng da bị trầy xước, cháy nắng). Ngoài công dụng điều trị, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, do đó cần cẩn trọng khi sử dụng.

1. Boroleum là thuốc gì?

Boroleum là thuốc gì? Boroleum chứa các thành phần đặc biệt như Camphor 1%, Menthol 0.54%, White Petrolatum 97,92%.. Thuốc có dạng tuýp kem bôi ngoài da, hàm lượng mỗi tuýp 17g, có thể sử dụng để làm giảm đau nhẹ, giảm kích ứng vùng da bị tổn thương hoặc tấy rát (ví dụ như vùng da bị trầy xước, cháy nắng).

2. Chỉ định của thuốc Boroleum

Thuốc Boroleum có hiệu quả trong những trường hợp sau đây:

  • Cơn đau và ngứa do vết xước nhỏ, vết côn trùng cắn.
  • Mẩn đỏ, ngứa và đau nhức mũi gây ra do cảm lạnh, cảm cúm hoặc sổ mũi.
  • Da bị nứt nẻ, vết rạn da
  • Dùng dự phòng cho da khô, da thô ráp, hay bong tróc do cháy nắng hoặc do thời tiết quá lạnh, hanh khô.

3. Boroleum được sử dụng như thế nào?

Người bệnh sử dụng thuốc Boroleum theo đúng theo chỉ dẫn trên nhãn của tuýp thuốc, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc bôi Boroleum phù hợp cho người lớn và trẻ em > 2 tuổi.
  • Người lớn bôi vùng tổn thương với liều không quá 3-4 lần/ngày. Đối với trẻ em, khuyến cáo dùng liều theo bác sĩ chỉ định.
  • Khi bôi, lấy một lượng thuốc Boroleum vào nửa đầu ngón tay trỏ, dàn một lớp mỏng lên vùng đau và xoa nhẹ.
  • Thuốc Boroleum chỉ dùng bôi ngoài da, khi mới bôi thì bôi một vùng nhỏ da sạch và khô trước ( ví dụ như mu bàn tay), sau đó mới thoa vùng mặt hay vùng da rộng.
  • Không bôi Boroleum trực tiếp lên vết thương hở hoặc vùng da bị phồng rộp nếu không sẽ bị kích ứng. Người bệnh có thể bôi thuốc xung quanh vết thương.
  • Rửa tay bằng nước sau khi bôi thuốc. Nếu sử dụng thuốc để điều trị vết thương ở một vùng da tay hoặc ngón tay thì hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi rửa tay.
  • Nếu bạn bỏ quên liều thuốc nào Boroleum, hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua liều đã quên nếu liều sát với liều kế tiếp và dùng luôn liều kế tiếp. Không dùng gấp đôi liều cùng một thời điểm.
  • Nếu cơn đau không cải thiện sau 7 ngày, hoặc nếu các triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn (như vết thương sưng to, lan rộng, mưng mủ, triệu chứng đau tăng lên cản trở sinh hoạt thường ngày,...) lập tức ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
  • Bảo quản thuốc Boroleum ở nhiệt độ phòng tránh ẩm, nóng và ánh nắng trực tiếp.

4. Tác dụng phụ của thuốc Boroleum

Cũng giống như các loại thuốc khác, Boroleum cũng có thể gây các tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu của phản ứng dị ứng:Nhẹ: phát ban, sưng mặt, môi. Nặng: Phù toàn mặt, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở, rối loạn nhịp tim
  • Đỏ hoặc sưng tấy vùng điều trị, bỏng rát hoặc kích ứng da nghiêm trọng như sưng đau hoặc phồng rộp.

5. Chống chỉ định của thuốc Boroleum

Thuốc Boroleum không sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Vết bỏng nặng, nghiêm trọng (bỏng lửa, bỏng bô xe máy,...)
  • Vết thương do động vật cắn.
  • Vết chém, vết cắt sâu, nghiêm trọng.
  • Đã từng có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Boroleum

Khi sử dụng thuốc Boroleum cần lưu ý những thông tin sau:

  • Tránh để Boroleum vào mắt. Nếu thuốc Boroleum tiếp xúc vào mắt, người bệnh cần rửa sạch bằng nước. Người bệnh cũng tránh để thuốc vào mũi, miệng, trực tràng hoặc âm đạo để tránh bị kích ứng.
  • Tránh để thuốc Boroleum dính vào kính áp tròng, răng giả và các vật dụng khác tiếp xúc với các vùng nhạy cảm trên cơ thể.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc bôi khác trên cùng vị trí đang điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu nuốt phải thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về tác dụng không mong muốn của thuốc Boroleum trên phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định có dùng thuốc hay không.
  • Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Boroleum có thể sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Nếu bạn có ý định sử dụng thuốc Boroleum, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về bệnh lý và liều dùng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

93 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan