Ondansetron là thuốc chống nôn sau khi phẫu thuật

Ondansetron được biết là chất đối kháng thụ thể 5 - HT3 có chọn lọc cao. 5HT3 là chất được giải phóng ra khi tiến hành hóa trị hoặc xạ trị, chất này có ở ruột non và gây ra phản xạ nôn.

1.Tác dụng của thuốc Ondansetron

Ondansetron thuộc nhóm thuốc đối kháng 5 - HT3, thuốc có thể dùng được riêng lẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc vào việc chống buồn nôn do điều trị ung thư thì có thể kết hợp với một số thuốc khác.

Tác dụng của Ondansetron không chỉ dừng lại ở chống nôn mửa trong điều trị và sau phẫu thuật, mà còn có hiệu quả ngăn chặn một trong những chất tự nhiên của cơ thể (serotonin) là nguyên nhân gây nôn mửa.

Ondansetron có tác dụng ức chế sự khởi đầu phản xạ trên dây thần kinh ở cả ngoại vi và hệ thần kinh trung ương. Ondansetron không có tác dụng phụ ngoại tháp do không phải là chất ức chế thụ thể dopamin.

Trong điều trị ung thư, Ondansetron được chỉ định là thuốc chống buồn nôn và nôn, khi bệnh nhân kháng lại hoặc có nhiều tác dụng phụ với liệu pháp chống nôn thông thường. Ngay cả phòng nôn và buồn nôn do chiếu xạ trị, Ondansetron cũng đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Tuy nhiên, để tránh xảy ra phản ứng ngoại tháp, bác sĩ cần lưu ý khi kê đơn cho những bệnh nhân trẻ (dưới 45 tuổi). Thuốc vẫn được chỉ định dùng cho bệnh nhân cao tuổi.

Ondansetron
Ondansetron thuộc nhóm thuốc đối kháng 5 - HT3, thuốc có thể dùng được riêng lẻ

Với các trường hợp, bệnh nhân đang điều trị bằng các hóa chất như bleomycin, busulfan, cyclophosphamide liều dưới 1000 mg, etoposide, 5 - fluorouracil, vinblastin, vincristin... thì không được kê đơn thuốc Ondansetron. Do đây là những hóa chất có khả năng gây nôn thấp.

Bệnh nhân mẫn cảm với những thành phần của Ondansetron, thì không nên sử dụng thuốc để tránh gây ra những tác dụng phụ của thuốc Ondansetron.

Thuốc Ondansetron gồm các dạng và liều lượng tương ứng:

  • Thuốc tiêm với liều lượng 2 mg/ml (2 ml, 20 ml).
  • Dịch truyền Ondansetron với liều lượng 32 mg/50 ml dung dịch dextrose 5%, với đệm acid citric và natri citrat, không có chất bảo quản.
  • Viên nén Ondansetron liều lượng 4mg, 8mg dưới dạng hydroclorid dihydrat.
  • Ondansetron còn có dung dịch uống liều lượng 4 mg/5 ml

2. Cách dùng và liều dùng

2.1. Cách dùng

Thuốc Ondansetron khác với các loại thuốc dạng viên khác. Nếu các thuốc khác có thể uống hoặc nhai, thì Ondansetron chỉ được ngậm tan trên đầu lưỡi. Bệnh nhân cần vệ sinh tay và để khô ráo trước khi sử dụng.

Việc bảo quản thuốc là quan trọng hơn bao giờ hết. Nhằm phát huy hết tác dụng của thuốc Ondansetron, bạn cần bảo quản thuốc kĩ càng, để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Tránh những nơi ẩm ướt như phòng tắm, ngăn đá. Để an toàn luôn để xa tầm với của trẻ em . Như các loại thuốc tây khác, Ondansetron cần được hủy đúng cách: Không vứt vào bồn cầu, ống dẫn nước,....

Thuốc có thể được đựng trong lọ hay vỉ, nên giữ vỉ khô ráo, không tiếp xúc với không khí. Sử dụng thuốc ngay khi bóc vỏ, mở chai. Một lưu ý sau đây khi uống thuốc sẽ giúp bạn không bị đau đầu: Hãy để thuốc tan hoàn toàn trên đầu lưỡi, sau đó mới nuốt nước bọt. Việc uống nước sau khi uống thuốc là không cần thiết, bởi nó sẽ gây ra đau đầu.

Thuốc được sử dụng trước khi bắt đầu điều trị trong vòng 30 phút. Trong trường hợp, bệnh nhân xạ trị thì thời gian sử dụng là trước 1 - 2 giờ. Nếu tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần uống thuốc 1 giờ trước khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để đem lại tác dụng của thuốc Ondansetron.

thuốc chẹn kênh canxi
Việc bảo quản thuốc là quan trọng hơn bao giờ hết

2.2. Liều dùng

Liều dùng đối với trường hợp phòng nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị:

  • Người lớn: Tùy theo từng người bệnh mà liều dùng của Ondansetron có thể thay đổi, từ 8 - 32 mg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Cụ thể: Tiêm 8mg tĩnh mạch chậm trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị. Cách 12h lại cho uống tiếp 8mh. Sau 24 giờ để phòng nôn muộn và kéo dài, có thể tiếp tục uống 8 mg, ngày 2 lần cách nhau 4 giờ, cho tới 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
  • Trong trường hợp bệnh nhân hóa trị nôn nhiều cần thực hiện tiêm tĩnh mạch chậm 8mg trước khi hóa trị liệu. Sau đó, thêm 2 liều tiêm tĩnh mạch 8mg từ 2 - 4 giờ, hoặc truyền liên tục 1 mg/giờ cho tới 24 giờ. Trước khi hóa trị liệu, thực hiện 1 đơn 32 mg pha vào 50 - 100 ml dung dịch truyền và truyền trong thời gian không dưới 15 phút ngay trước khi hóa trị liệu. Có thể tiếp tục uống 8 mg, 2 lần/ngày, trong 2 - 5 ngày sau khi hóa trị liệu để phòng nôn muộn.
  • Trẻ em 4 - 12 tuổi: Trước khi điều trị hóa chất, tiêm 1 liều tĩnh mạch 5 mg/m2 diện tích cơ thể (hoặc 0,15 mg/kg). Sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4 mg, trong tối đa 5 ngày.

Liều dùng cho trường hợp phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:

  • Người lớn và Người cao tuổi: Trước giờ gây mê 1 tiếng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4mg và gây tiền mê hoặc 16 mg.
  • Trẻ em (trên 2 tuổi): Trong hoặc sau khi gây tiền mê, tiêm tĩnh mạch 0,1 mg/kg, tối đa 4 mg.
  • Người bệnh xơ gansuy gan tối đa chỉ sử dụng 8mg/ngày

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc

Tác dụng của thuốc Ondansetron chỉ là chống buồn nôn, chứ không chữa nôn, nên không nằm trong mục đích điều trị. Khi sử dụng thuốc cần thận trọng một số điều:

  • Để đạt hiệu quả cao chỉ sử dụng thuốc trong vòng 24 - 48 giờ đầu khi điều trị bằng hóa chất.
  • Người cao tuổi bị suy gan hay người bị tắc ruột cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Dù chưa có thông tin về thuốc có qua nhau thai không, nhưng đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Đau đầu nhức mắt
Việc uống nước sau khi uống thuốc là không cần thiết, bởi nó sẽ gây ra đau đầu

4. Tác dụng phụ của thuốc Ondansetron

Một số tác dụng phụ nhẹ là người bệnh có thể gặp là đau đầu, sốt, an thần, táo bón, tiêu chảy. Tác dụng phụ của thuốc Ondansetron có thể trầm trọng hơn là yếu cơ, chóng mặt, khô miệng, sốc phản vệ, phát ban, cơn động kinh, khó thở.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

88.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan